Giao tiếp thể hiện bản chất và mối quan hệ giữa hai hay nhiều người với nhau. Và một trong những thói quen khó bỏ khi giao tiếp của người mình là chỉ tay.
Quan sát thấy “văn hóa chỉ tay” xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên đường phố cho đến chốn công sở. Mà gọi vui thế thôi, chứ “chỉ tay” thì làm gì có văn hóa cơ chứ. Tôi chỉ là một nhân viên làm cho
dịch vụ bảo vệ ngân hàng, bản thân tôi gặp rất nhiều những hành động giao tiếp bằng cách chỉ tay.
Sếp tôi là người Nhật, khi gọi ai đó, kể cả nhân viên mình, ông luôn làm thế này: để tay thật thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, nếu cong một vài ngón ông cũng cho đó là tục tĩu. Sẽ là một lỗi lớn trong giao tiếp nếu bạn chỉ tay trực tiếp vào mặt người khác, mà phải ngửa lên trên như đang bưng một cái mâm và hướng về người đối diện. Giao tiếp của người Nhật cầu kỳ lắm: cúi đầu cũng có vài kiểu, giao tiếp bằng mắt, bặng sự im lặng, cũng có cả “gián tiếp và nhập nhằng” nữa... nhưng nói thế thôi, mỗi nơi một khác, mang văn hóa ra để so bì sao được.
Mà, cứ bảo sao người mình thích đi ăn nhà hàng ngoại vì họ đào tạo nhân viên tốt, phục vụ chuyên nghiệp từ khâu chào hỏi, ngay cả việc chỉ dẫn khách đi WC cũng pro luôn. Đó là một nguyên tắc đơn giản nhất trong giao tiếp của người Nhật. Thế nhưng ở mình, rất rất nhiều người không làm được điều đó.
Tôi còn nhớ, suốt nhiều năm đi học, tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái chỉ tay và trợn mắt của cô giáo tiểu học. Chị dâu tôi cũng đi dạy học, kể, có đứa trẻ bị trầm cảm nặng chỉ vì một cái chỉ tay của cô giáo. Nhiều lần dừng ở ngã tư đèn đỏ, cảnh sát giao thông một tay cầm dùi cui chỉ thẳng vào mặt người tham gia giao thông đỗ cạnh tôi khiến tôi rủn ruột vì chột dạ, lại bực bội. Tệ nhất là hôm Đại lễ, tôi đi đúng làn đường nhưng CSGT muốn tôi rẽ hướng khác cho bớt kẹt xe. Lúc đó đường đông, tôi loay hoay chưa biết lùi xe thế nào thì một CSGT xông đến và phang cả dùi cui vào đầu xe tôi. Nghĩ lại vẫn còn thấy bức xúc. Tôi nghĩ nhiều CSGT nên được chỉnh đốn về hiệu lệnh điều khiển giao thông. Làm người của nhà nước, của công chúng, cũng có thể coi là "đầy tớ của dân" như Bác Hồ nói, thì không thể lạm dụng cây gậy để một tay chỉ vào mặt dân như thể làm bố dân được.
Tiện đang nói về căn hóa chỉ tay, tôi lại liên tưởng đến câu thành ngữ "chỉ tay năm ngón" và có đôi điều bức xúc về cách quản lý doanh nghiệp thiếu sâu sát của nhiều người. Trong công tác quản lý, một nguyên tắc quan trọng là : Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ trước đã. Ai muốn làm đầu, thì phải làm đầy tớ anh em.
Washington có một giai thoại thế này, khi còn làm nguyên soái trong quân đội, ông thường mặc đồng phục cưỡi ngựa qua các trại quân. Một hôm, ông thấy một sỹ quan chỉ huy mọi người di chuyển khẩu đại bác hạng nặng. Trong khi mọi người đang cố hết sức thì viên sỹ quan này chỉ đứng chỉ tay người khác làm việc. Washington thấy thế bèn nhảy xuống ngựa, hô hào mọi người di chuyển khẩu đại bác. Xong xuôi, ông quay lại hỏi viên sỹ quan sao không cùng binh lính cùng mình làm việc, ông ta trả lời: “Tôi là sỹ quan cơ mà”. Washington bỏ chiếc mũ ra để vị sỹ quan nhận ra ông và nói: “Vậy thì thưa sĩ quan, lần sau nếu ông có việc gì nặng, thì hãy cho gọi Tổng Tư lệnh Washington đến giúp ông!”. Nói xong ông bỏ đi, để mặc viên sỹ quan với một tâm trạng vô cùng hổ thẹn và một bài học quý giá cho đời binh nghiệp của mình