Nếu một chiếc răng của bạn có vẻ như cần phải nhổ, chắc hẳn là bạn muốn nhổ làm sao cho khỏi đau. Bạn có thể giảm khả năng bị đau bằng cách làm cho chiếc răng càng lỏng ra càng tốt trước khi nhổ, tiếp đó gây tê tại chỗ và áp dụng các phương pháp giảm đau sau khi chiếc răng đã được nhổ ra. Nếu không thể tự nhổ được, bạn cần phải đến nha sĩ để được giúp đỡ.
Phần1
Làm chiếc răng lỏng ra và nhổ
-
1. Ăn thức ăn giòn. Bạn cũng có thể ăn các món ăn giòn để chiếc răng lỏng ra và nhổ được mà không bị đau. Nhai táo, cà rốt, cần tây hoặc các thức ăn khác có độ giòn để làm chiếc răng lỏng thêm chút nữa.
- Có thể bạn cần bắt đầu với một món không giòn quá để đảm bảo nó không khiến bạn đau. Thử nhai quả đào hoặc một miếng phô mai trước khi chuyển sang món khác giòn hơn một chút.
- Cẩn thận đừng nuốt chiếc răng. Nếu bạn cảm thấy chiếc răng đã lỏng ra và hình như mình đang nhai phải thứ gì đó, hãy nhổ thức ăn vào khăn để kiểm tra xem có chiếc răng trong đó không.
- Nếu vô tình nuốt mất chiếc răng, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc nha sĩ. Có lẽ chẳng có gì đáng lo khi đứa bé nuốt mất một chiếc răng sữa, nhưng bạn vẫn nên hỏi nha sĩ cho yên tâm.[1]
-
2. Đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng có thể giúp bạn làm lỏng chiếc răng để dễ nhổ ra hơn. Chỉ có điều là thao tác không được mạnh quá; nếu không, bạn có thể bị đau. Đảm bảo đánh răng và dùng chỉ nha khoa như thường lệ (mỗi ngày hai lần) để giúp chiếc răng lỏng ra và cũng để giữ cho những chiếc răng khác khỏe mạnh.
- Để làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, bạn cần dùng một đoạn chỉ dài khoảng 45 cm quấn quanh ngón giữa của bàn tay này và phần còn lại quấn vào ngón giữa bàn tay kia. Giữ sợi chỉ giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Tiếp đó, đưa sợi chỉ vào kẽ răng giữa chiếc răng đang lung lay và chiếc răng bên cạnh với chuyển động tới lui. Cố gắng luồn sợi chỉ xung quanh chân chiếc răng lung lay khi thực hiện động tác này.
- Bạn cũng có thể dùng động tác di chuyển lên xuống để chà xát mọi cạnh của từng chiếc răng.
- Để giữ chặt hơn, bạn có thể dùng tăm chỉ nha khoa có bán ở các siêu thị.
-
3. Lay chiếc răng. Chiếc răng càng lỏng thì bạn càng đỡ bị đau khi nhổ. Bạn có thể dùng lưỡi và ngón tay để lay chiếc răng với động tác nhẹ nhàng. Chỉ cần bạn nhớ không kéo hoặc đẩy quá mạnh khi làm điều này để tránh bị đau.
- Thỉnh thoảng lay chiếc răng trong suốt cả ngày để giúp cho nó lỏng ra và dễ nhổ.
Phần2:
Gây tê và nhổ răng
-
1. Mút một viên đá. Đá viên có thể làm tê phần lợi xung quanh chiếc răng và giúp giảm đau khi nhổ răng. Bạn cũng có thể mút đá viên sau khi nhổ răng để gây tê chỗ đau.
- Mút vài viên đá ngay trước khi định nhổ chiếc răng ra. Điều này sẽ làm tê khu vực có chiếc răng cần nhổ và giúp bạn khỏi bị đau khi nhổ răng.
- Thử mút đá viên suốt cả ngày để giảm đau sau khi chiếc răng đã được nhổ.
- Thực hiện việc này mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Đảm bảo chỉ mút đá một lúc rồi nghỉ, không mút liên tục. Nếu không, đá lạnh có thể làm tổn thương lợi.
-
2. Dùng gel giảm đau răng để làm tê tại chỗ. Bạn cũng có thể gây tê hốc răng bằng một loại gel chứa benzocaine. Điều này có thể sẽ hữu ích khi bạn vẫn thấy đau khi lay chiếc răng. Bôi một chút gel vào lợi trước khi nhổ chiếc răng để làm tê khu vực cần nhổ răng.
- Nhớ đọc và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Một số loại gel giảm đau răng lợi có thể kể đến là Orajel, Hyland’s, và Earth’s Best.
-
3 .Dùng gạc vô trùng giữ chặt chiếc răng. Nếu cảm thấy chiếc răng đã đủ lỏng để nhổ được mà không bị đau, bạn hãy dùng một miếng gạc vô trùng để giữ chặt chiếc răng và vặn nó ra. Khi chiếc răng đã sắp long ra, bạn có thể dễ dàng vặn và nhổ mà không bị đau.
- Nếu bạn thấy đau khi nhổ chiếc răng hoặc nếu chiếc răng dường như không nhúc nhích dưới tác động nhẹ, bạn hãy tiếp tục lay cho chiếc răng lỏng thêm một chút, bằng không việc nhổ răng có thể khá đau.
- Lay từ trước ra sau, từ bên này sang bên kia, sau đó vặn để nhổ chiếc răng ra. Động tác này sẽ loại bỏ mô hiện hữu xung quanh chiếc răng đang giữ cho chiếc răng gắn vào lợi.
-
4. Chờ 24 tiếng sau mới súc miệng. Sẽ có một cục máu đông hình thành trong hốc răng sau khi chiếc răng đã được nhổ. Điều quan trọng là bạn cần duy trì cục máu đông để giúp vết thương mau lành. Không súc miệng, không uống bằng ống hút hoặc làm bất cứ động tác nào như mút hoặc súc miệng mạnh.
- Không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa ở hốc răng hoặc khu vực xung quanh. Bạn vẫn cần chải những chiếc răng khác, nhưng đừng đụng đến hốc răng vừa nhổ.
- Bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng sau khi đánh răng, nhưng nhớ đừng dùng động tác quá mạnh.
- Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ăn thức ăn nguội, mềm trong 2 ngày đầu sau khi nhổ răng.
Phần3. Giảm đau sau khi nhổ răng
-
1 .Ấn lên lợi cho đến khi máu ngừng chảy. Dùng gạc vô trùng ấn lên lợi sau khi nhổ răng để giảm đau và cầm máu. Nếu lợi bị đau hoặc chảy máu một chút sau khi chiếc răng đã được nhổ, bạn hãy cuộn một miếng gạc vô trùng và ấn lên hốc răng (vùng lợi nơi chiếc răng đã nhổ).
- Ấn lên lợi cho đến khi hết chảy máu. Máu sẽ ngừng chảy trong khoảng vài phút.
-
2. Đặt túi trà lên hốc răng. Bạn cũng có thể dùng túi trà ướt để xoa dịu lợi sau khi nhổ răng. Ngâm một túi trà vào nước nóng trong vài phút, sau đó lấy ra và vắt bớt nước. Chờ vài phút cho túi trà nguội và đặt lên hốc răng vừa nhổ để giảm cảm giác đau.[8]
- Bạn có thể dùng trà xanh, trà đen, trà bạc hà cay hoặc trà hoa cúc chamomile để làm dịu đau.
-
3 .Uống thuốc giảm đau không kê toa. Nếu vẫn bị cơn đau làm phiền, bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn hộp thuốc.
[url=https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-nh%E1%BB%95-r%C4%83ng-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-%C4%91au#/T%E1%BA%ADp_tin:Pull-Out-a-Tooth-Without-Pain-Step-11-Version-4.jpg]
4. Đến nha sĩ nếu chiếc răng không chịu rời ra. Nếu chiếc răng lung lay làm bạn bị đau hoặc có vẻ không thể nhổ được tại nhà, bạn hãy gọi cho nha sĩ để hẹn ngày đến phòng khám Nha sĩ có thể nhổ chiếc răng với sự trợ giúp của thuốc tê để bạn không cảm thấy đau chút nào.
- Trong một số trường hợp, trên răng có thể có nang hoặc u hạt, về cơ bản là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng. Chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch hốc răng và chữa nhiễm trùng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ mình thuộc trường hợp này.
NGuồn: wikihow.vn