Những 'bóng ma' gây tranh cãi
Là bóng hình của “người thế giới bên kia” hay chỉ là trí tưởng tượng con người quá phong phú.
Hình ảnh thật giả khó tin gây tranh cãi xuất hiện tại khắp các địa danh ngẫu nhiên trên thế giới.
Tại tòa lâu đài được xây dựng từ thế kỷ thứ 14 ở phía Đông Scotland và Anh, tháng 5/2008 đã xuất hiện một sự kiện chấn động: hình ảnh một người phụ nữ mặc đồ truyền thống Scotland đứng trên cao nhìn xuống mặt đất. Bức ảnh được chụp bởi 1 nhiếp ảnh nghiệp dư và các chuyên gia kiểm định xác nhận không hề có dấu vết chỉnh sửa photoshop.
Bóng hình người không phân biệt rõ giới tính xuất hiện phía sau một cặp tình nhân đang ngồi hóng mát tại quảng trường.
Một gương mặt “quỷ” xuất hiện trên gương xe ô tô không người lái. Xung quanh không hề có người qua lại và đối tượng “khả nghi” có thể tạo thành hình ảnh gây “sốc” trên.
Nhiếp ảnh gia đưa gia đình vào rừng dã ngoại và vô tình chụp được bức ảnh “kẻ lạ mặt” bí ẩn ngay sát khu vực người thân đang vui đùa. Ông xác định không hề nhìn thấy và gặp bất kỳ ai xuất hiện tại địa danh này cùng thời điểm.
Bức hình được suy đoán là “bóng ma” đang di chuyển nhưng cũng có thể chỉ là hình ảnh con người đang hoạt động và bị ống kính chụp bất ngờ.
Giữa một nhóm bạn thân chụp hình lưu niệm xuất hiện gương mặt 1 bé gái không hề quen biết. Nghi vấn đặt ra có thêm chi tiết bất ngờ: Cô bé "người thật" trong ảnh khóc thét vô cớ...
Bóng trắng xuất hiện tại Ankara, tên trước đây là Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1988, khách du lịch người Mỹ đã chụp lại được hình ảnh này khi thăm quan Edinburgh (Anh).
Nhìn thật kỹ phía sau mái tóc của người phụ nữ này bạn sẽ “phát hoảng” với gương mặt rõ rệt của 1 “xác ướp” ghê rợn.
Khi có mặt tại Bắc Yorkshire (Anh) thưởng thức phong cách thiên nhiên tuyệt đẹp,Colin Foster (34 tuổi) không hề phát hiện điều bất thường. Cho tới khi anh về nhà, xem lại những bức hình mình đã chụp mới thực sự kinh ngạc khi trông thấy bóng người xuất hiện ngay giữa địa danh có lịch sử lâu đời.