Xuất hiện lỗ thủng Ozone lớn kỷ lục ở Bắc cực
Vùng khí quyển ở khu vực Bắc cực vừa xuất hiện lỗ thủng lớn chưa từng có, tương tự như lỗ thủng lớn kỷ lục từng ghi nhận ở Nam cực trước đây.
Theo các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên họ ghi nhận được một lượng ozone đáng kể ở Bắc cực mất đi.
Việc mất đi một lượng ozone nhất định và
hình thành lỗ thủng trên tầng ozone ở Bắc cực là sự kiện xảy ra vào mùa đông hàng năm. Điều này là do sự kết hợp giữa nhiệt độ lạnh và các chất ô nhiễm gây thủng tầng ozone còn sót lại.
Những phản ứng biến đổi các hóa chất ít phản ứng thành các chất gây phá hủy tầng ozone xảy ra trong những cơn lốc xoáy ở vùng cực - được tạo ra bởi sự luân chuyển của luồng khí lạnh của trái đất. Mùa đông và mùa xuân năm nay ghi nhận một trận lốc xoáy vùng cực mạnh và mùa đông dài bất thường.
Các đám mây tầng bình lưu ở Bắc Cực (Ảnh: Livescience)
Cơn lốc xoáy vùng cực kỷ lục năm nay ở Bắc cực kéo dài từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, và luồng khí lạnh mở rộng xuống vùng thấp đáng kể, các nhà nghiên cứu cho biết.
Ở độ cao từ 18-20km, hơn 80% lượng ozone còn trong tháng 1 đến cuối tháng 3 đã bị mất đi bởi phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên.
Điều tương tự đã tạo ra lỗ thủng lớn kỷ lục ở Nam cực trước đây. Nhưng ở khu vực Nam cực, ozone về cơ bản hàng năm bị loại bỏ khỏi tầng bình lưu thấp. Tuy nhiên, ở Bắc cực, lượng ozone mất đi rất khác nhau, và cho tới bây giờ, vẫn rất hạn chế.
Từ năm 1987, các quốc gia đồng ý chấm dứt sản xuất các chất gây phá hủy tầng ozone bằng việc ký Nghị định thư Montreal. Tuy nhiên, những chất ô nhiễm này vẫn còn sót lại trên bầu khí quyển. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng mất ozone sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới khi hàm lượng những hóa chất ô nhiễm giảm đi.
Các tin được quan tâm khác:
Google Chrome “lấn lướt” Firefox của Mozilla
Mỹ - Canada - Pháp chia nhau giải Nobel Y học 2011
Trực thăng không người lái bay bằng nhiên liệu sinh học
Rùa biển sắp bị tuyệt chủng?
Tạp chí Science trả lời về việc đăng bản đồ lưỡi bò