Brainstorming - Phần 1 - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Brainstorming - Phần 1 - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn Học tập - Học sinh, Sinh viên (https://uhm.vn/forum/Forum-Di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-H%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-H%E1%BB%8Dc-sinh-Sinh-vi%C3%AAn)
+--- Diễn đàn: Kỹ năng mềm - Soft skills (https://uhm.vn/forum/Forum-K%E1%BB%B9-n%C4%83ng-m%E1%BB%81m-Soft-skills)
+---- Diễn đàn: Giao Tiếp, Thuyết Trình (https://uhm.vn/forum/Forum-Giao-Ti%E1%BA%BFp-Thuy%E1%BA%BFt-Tr%C3%ACnh)
+---- Chủ đề: Brainstorming - Phần 1 (/Thread-Brainstorming-Ph%E1%BA%A7n-1)



Brainstorming - Phần 1 - littleday - 08-18-2011

Có lẽ đã từng có 1 lần bạn so sánh rằng trong khi người ta có thể thao thao về những ý tưởng rất mới lạ thì mình lại im lìm như 1 khúc gỗ? Và cũng đã có lúc bạn tự ti rằng mình không có khả năng sáng tạo. Cho dù có đúng như vậy đi nữa thì vẫn có khắc cách khắc phục bạn ạ. Đó chính là kỹ thuật brainstorming.

Brainstorming là gì?

Brainstorming (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc . Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu tả trong cuốn sách Applied Imagination do Alex F. Osborn, một nhà quản trị quảng cáo.

Xin đặt ra câu hỏi là bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của chính mình.

Khi sử dụng kỹ thuật công não, thật đơn giản, bạn hãy chuẩn bị một cây bút và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963).

“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng”

Trong công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

Ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, brainstorming còn giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …

Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ như thế nào? Hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng không? Tổng thể sẽ ra sao nếu nó có hình dạng khác với hình dạng chuẩn? … Hay khi đặt câu hỏi nếu đang làm mà mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay thế ?… Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử lý tình huống bất ngờ một cách sáng suốt nhất. Đưa ra nhiều tham số để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có 2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20 màu sơn thì bạn hoàn toàn lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản thân mình nhất. Bạn chỉ có thể có được kết quả tốt nhất khi bạn có được ý tưởng tốt nhất.

Brainstorming được sử dụng trong các công việc sau đây:

- Phát triển sản phẩm mới
- Giải quyết vấn đề
- Quá trình quản trị
- Quản trị dự án


Chỉ với các vấn đề trên các bạn đã thấy tầm quan trọng của brainstorming có ý nghĩa rất lớn trong các công việc hàng ngày của chúng ta, quan trọng với các công việc của doanh nghiệp, các dự án kinh tế hay khoa học như thế nào rồi.
(Còn tiếp)