Nếu chỉ là hoàn thành tốt công việc: Chưa đủ! - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Nếu chỉ là hoàn thành tốt công việc: Chưa đủ! - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn Học tập - Học sinh, Sinh viên (https://uhm.vn/forum/Forum-Di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-H%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-H%E1%BB%8Dc-sinh-Sinh-vi%C3%AAn)
+--- Diễn đàn: Kỹ năng mềm - Soft skills (https://uhm.vn/forum/Forum-K%E1%BB%B9-n%C4%83ng-m%E1%BB%81m-Soft-skills)
+---- Diễn đàn: Giao Tiếp, Thuyết Trình (https://uhm.vn/forum/Forum-Giao-Ti%E1%BA%BFp-Thuy%E1%BA%BFt-Tr%C3%ACnh)
+---- Chủ đề: Nếu chỉ là hoàn thành tốt công việc: Chưa đủ! (/Thread-N%E1%BA%BFu-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-ho%C3%A0n-th%C3%A0nh-t%E1%BB%91t-c%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-Ch%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%A7)



Nếu chỉ là hoàn thành tốt công việc: Chưa đủ! - littleday - 08-18-2011

Theo quy luật của sự phân công lao động, mỗi chúng ta sẽ đảm trách một phần công việc để giúp cho mục tiêu về đích nhanh nhất. Tuy nhiên, chỉ là hoàn thành thì chưa đủ cho một người có chí tiến thủ.


Thông thường mỗi người thực hiện và chịu trách nhiệm một công đoạn nào đó và nỗ lực để hoàn thành tốt phần việc của mình. Tuy nhiên, như thế cũng chưa đủ để đem lại thành công cho một tập thể. Vì vậy, chúng ta cần có những suy nghĩ tích cực rút ra từ thực tế cuộc sống.


Một câu chuyện nọ được kể lại: Khách gọi món bánh mì tròn với cá hồi hun khói và kem pho mát, cá hồi cho cả hai phần bánh để ông chia cho người bạn đi cùng một nửa. Tiếp viên thông báo cho nhà bếp.

Khoảng 10 phút sau, người phục vụ bàn đưa món ăn ra bàn. Bánh mì được chia thành hai phần nhưng cá hồi chỉ có ở một. Khách nói: “Cảm ơn, nhưng tôi đã gọi món cá hồi cho cả hai phần?”.

Phục vụ xin lỗi và đưa trở lại nhà bếp. Một phút sau, anh ta trở lại với món cá hồi ở cả hai phần. Điều thú vị là anh ta đã mỉm cười ngượng ngùng và nói: “Tôi đã biết hai phần ăn trước không phải là những gì quý khách muốn”.


Nếu đã biết tại sao không nói cho nhà bếp? Sao không sửa lại trước khi đưa cho khách? Và, khi đã quyết định đưa cho khách thì tại sao lại đổ lỗi cho đầu bếp?

chúng ta đều biết, những câu chuyện như trên xảy ra trong cuộc sống rất nhiều và nó trở thành đề tài “muôn thưở” ở mỗi đơn vị, tổ chức. Công việc tuy rất phức tạp nhưng nó có tính liên kết, hệ thống và mọi người phụ thuộc lẫn nhau. Nếu mỗi người đều có ý thức làm tốt công việc của mình thì tất yếu mục tiêu chung sẽ đều tốt đẹp.

Nhưng trên thực tế, chúng ta rất khó để khẳng định được điều đó và cũng khó để đảm bảo mọi chuyện đang đi đúng quy luật. Chúng ta không chia sẻ với nhau công việc, những kỹ năng cần thiết, những thông tin để hoàn thành công việc của mình. Hậu quả là nhiều công việc không thành công. Như trường hợp câu chuyện ở trên, ai chịu trách nhiệm về sự cố ấy mà sự thật mỗi người đều có phần trách nhiệm nhất định.

Giải pháp nào cho tình trạng này? Nếu chúng ta xác định mục tiêu của mình và chịu trách nhiệm về mục tiêu ấy thì chúng ta mới có thể đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Và lãnh đạo nên có những phần thưởng cho những thành quả mà họ đem lại. Những động viên, khích lệ của lãnh đạo sẽ tạo động lực cho nhân viên của mình tiến bộ trong công việc và cuộc sống.

Nếu chúng ta xác định được mình đang sống trong một tập thể có những mối liên hệ nhất định thì việc hỗ trợ, giúp đỡ bổ sung những kỹ năng kinh nghiệm sống, học tập và làm việc với nhau sẽ là những điều kiện cần thiết để sự thành công trở nên hoàn hảo và đáng trân trọng.