Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Bố Mẹ và Con (https://uhm.vn/forum/Forum-B%E1%BB%91-M%E1%BA%B9-v%C3%A0-Con)
+---- Diễn đàn: Thời trang - Đồ dùng cho bé (https://uhm.vn/forum/Forum-Th%E1%BB%9Di-trang-%C4%90%E1%BB%93-d%C3%B9ng-cho-b%C3%A9)
+---- Chủ đề: Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị (/Thread-Tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh-b%E1%BB%8B-h%C4%83m-t%C3%A3-v%C3%A0-c%C3%A1ch-ch%C4%83m-s%C3%B3c-ch%E1%BB%AFa-tr%E1%BB%8B)



Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị - thuhonginfopowers - 03-13-2015

Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị

Thế nào là hăm tã?

Hăm tã thường khiến da bé bị mẩn đỏ, rộp lên ở những chỗ tã tiếp xúc với da. Nếu bị nặng, hăm tã có thể khiến da bé nổi mụn hoặc mụn nước, bé bị ngứa và khó chịu ở đùi, bẹn hoặc hông của bé. Nếu phần hăm tã bị vi khuẩn hay các tác động khác thâm nhập thì da bé có thể đỏ sậm hơn và bị phồng lên. Những nốt mụn đỏ có thể lan ra ngoài vùng hăm chính, thậm chí ra cả ra ngoài vùng da tiếp xúc với tã.


Trẻ sơ sinh bị hăm tã và cách chăm sóc - chữa trị

*** Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất

Nguyên nhân gây hăm tã ?

Phần lớn các trường hợp hăm tã là do da bị kích thích. Da bị kích thích có thể do bề mặt tã tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé hoặc tã quá chật, tã dày nên bị bí, khiến da bé bị ẩm, ra mồ hôi (tã chất lượng tốt thường hạn chế được hiện tượng này). Kích thích da cũng có thể xảy ra nếu như da bé bị tiếp xúc với tã ướt hoặc bẩn trong thời gian dài. Da của bé cũng có thể bị kích thích do xà phòng dùng để giặt tã vải hoặc không hợp với một số loại tã giấy hoặc giấy ướt.

Mặc quần cho trẻ bằng chất liệu ny-lon khi dùng tã sẽ càng làm tăng nhiệt độ và làm ẩm thêm vùng mặc tã. Vùng da bị kích thích, nóng ẩm làm cho trẻ dễ bị hăm tã hơn và tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Hăm tã cũng có thể xuất hiện khi trẻ uống kháng sinh (hoặc mẹ uống kháng sinh trong thời gian cho bé bú).

Phòng ngừa và điều trị hăm tã như thế nào?

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị hăm da là phải giữ cho vùng mặc tã sạch, thoáng mát và khô và ráo.

Thay tã cho trẻ thường xuyên và thỉnh thoảng có thể bỏ tã cho bé để khí trời giúp da bé khô và thoáng hơn.

Nên lót tã vải dưới mông bé khi bé ngủ. Trẻ nhỏ thường đi tiểu ngay sau khi bắt đầu ngủ, do đó cần kiểm tra tã ngay sau khi bé bắt đầu ngủ và thay tã nếu tã bị ướt.

Không dùng những loại kem bôi da có chứa axit boric, cồn, long não, salicylate hoặc hỗn hợp rượu cồn vì có thể gây hại cho trẻ.

Hộp dưới đây là những mẹo nhỏ để phòng ngừa và điều trị hăm tã, nếu những mẹo này vẫn không hiệu quả thì bạn nên gặp bác sỹ.

Các mẹo nhỏ để phòng ngừa và điều trị hăm tã

• Kiểm tra tã của bé thường xuyên và thay tã ngay sau khi thấy bề mặt tã bị ướt hoặc bị bẩn.
• Dùng nước ấm (không phải nước nóng) lau sạch vùng mông của bé khi thay tã, có thể dùng một ít xà phòng có nồng độ kiềm (pH) rất thấp để pha vào nước.
• Để cho da trẻ khô hẳn trước khi mặc tã mới vào.
• Tránh dùng các loại giấy ướt và sữa tắm (xà phòng) có mùi hương. Cồn hoặc mùi hương có thể khiến hiện tượng kích thích da trở nên tồi tệ hơn.
• Sử dụng các sản phẩm chứa kem ô xít kẽm hoặc dầu để da của bé không bị ẩm ướt.
• Tránh dùng quần từ chất liệu nylong hoặc các loại tã có viền nylong.
• Sau khi tắm, dùng khăn vỗ nhẹ vào mông của bé sẽ tốt hơn là dùng khăn lau. Dùng khăn lau có thể khiến cho làn da nhạy cảm của bé bị kích thích.
• Nếu hiện tượng tiếp diễn, thay loại khăn ướt, tã hoặc sữa tắm/xà phòng mà bạn đang dùng cho bé. .

Nên làm gì nếu bé bị nhiễm khuẩn?

Nếu bé bị nhiễm khuẩn từ vết hăm, bác sỹ cũng có thể kê cho bé sử dụng một loại kem chống nhiễm khuẩn để bôi vào vết hăm.

Có nên dùng phấn rôm không?

Bác sỹ không khuyến nghị sử dụng phấn vì phấn sẽ làm lỗ chân lông bít lại, không thoát mồ hôi được.

Tới gặp bác sỹ nếu:

• Hăm da do tã xảy ra khi trẻ dưới 6 tuần tuổi
• Mụn mủ hoặc có những vết loét nhỏ
• Bé bị sốt
• Bé sụt cân hoặc biếng ăn
• Da bé bị sưng nề và nổi hạch bẹn
• Hăm đỏ da lan ra những vùng khác như trên tay, mặt hoặc da đầu
• Hăm đỏ da không đỡ hơn sau 1 tuần thử áp dụng những biện pháp điều trị hăm tã như đã nêu trên

*** Bài viết liên quan: Một số bệnh về da trẻ sơ sinh gặp vào mùa hè
Tag: chăm sóc trẻ sơ sinh, cham soc tre so sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng

Nguồn: Attipas.vn