Ðề phòng virus rút ruột tài khoản ngân hàng - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Ðề phòng virus rút ruột tài khoản ngân hàng - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn Công nghệ - IT (https://uhm.vn/forum/Forum-Di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-IT)
+--- Diễn đàn: Phần mềm (https://uhm.vn/forum/Forum-Ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m)
+---- Diễn đàn: Mạng - Internet Tools (https://uhm.vn/forum/Forum-M%E1%BA%A1ng-Internet-Tools)
+---- Chủ đề: Ðề phòng virus rút ruột tài khoản ngân hàng (/Thread-%C3%90%E1%BB%81-ph%C3%B2ng-virus-r%C3%BAt-ru%E1%BB%99t-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng)



Ðề phòng virus rút ruột tài khoản ngân hàng - spyozz - 02-28-2012

Chương trình độc hại có tên Trojan-Banker.MSIL.MultiPhishing.gen đã được thiết kế để lấy cắp thông tin tài khoản khách hàng của các ngân hàng như Santander, HSBC, Metro; các ngân hàng của Scotland, Lloyds TSB và Barclays. Theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần cảnh giác khi có từ 8.600 - 17.000 người đang sử dụng tài khoản của các ngân hàng này.

[Image: images854382_T5_ban_tron24__1_.jpg]

Cần đảm bảo máy tính chỉ được truy cập bởi người dùng đáng tin cậy.



Liên hệ ngân hàng ngay khi gặp thông báo lỗi giao dịch

Ông Sergey Golovanov(Chuyên gia Kaspersky Lab) cho biết: Khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng ở Việt Nam cũng cần tuân thủ một số quy tắc bảo mật cơ bản để tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro nếu gặp phải Trojan-Banker, đó là: Cần đảm bảo máy tính chỉ được truy cập bởi những người dùng đáng tin cậỵ.

[Image: images854383_T5_Sergey_Golovanov.jpg]
Ông Sergey Golovanov
Chỉ nên dùng các ứng dụng được cập nhật từ những nguồn đã được chứng thực không có mã độc. Toàn bộ tiến trình cập nhật từ các bộ lưu trữ dữ liệu hay từ internet cũng phải được đảm bảo an toàn.

Người dùng nên sử dụng các phần mềm bảo mật được cập nhật thường xuyên như các giải pháp chống virus, tường lửa cá nhân, các sản phẩm chống vi phạm bản quyền... Tuân thủ các quy định bảo mật để online an toàn.

Bên cạnh đó, nếu bạn nhận được một thông báo lỗi khi cố gắng truy cập vào máy chủ ngân hàng, bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng xử lý cụ thể tính đến thời điểm giao dịch cuối cùng được thực hiện.

Không có ngoại lệ
[Image: images854384_T5_Truong_Minh_Yen.jpg]

Ông Trương Minh Yên
Theo ông Trương Minh Yên(Panda Security khu vực Đông Dương): Các chương trình độc hại Trojan-Banker.MSIL. MultiPhishing thường đánh vào các lỗ hổng trên máy tính người dùng để xâm nhập và nằm đó đánh cắp dữ liệu Để phòng tránh bị đánh cắp tài khoản, thông tin cá nhân, không click vào link trong các email không rõ ràng - không tải về những chương trình đính kèm trong email, không truy cập các website đen, website không rõ ràng nội dung, hạn chế những website phim ảnh trực tuyến.

Ngoài ra, lưu ý không cài đặt và sử dụng crack, patch, cập nhật các bản hotfix mới nhất các phần mềm đang sử dụng. Cài những chương trình bảo vệ máy tính từ USB (quét USB trước khi sử dụng).

Khi đã bị lây nhiễm, lập tức ngắt mạng internet để phòng chống việc mất cắp thông tin và lây lan cho các máy tính khác, quét toàn bộ máy tính, khởi động lại máy tính sau khi quét;

Thông báo cho bạn bè, người thân chủ động phòng tránh qua kênh chat, dùng phần mềm dọn dẹp hệ thống để dọn dẹp hệ thống và kiểm tra các máy khác trong mạng nội bộ và tiến hành quét toàn bộ.

Đang tiếp tục theo dõi dòng virus này

[Image: images854385_T5_Vu_ngoc_Son.jpg]
Ông Vũ Ngọc Sơn

Ông Vũ Ngọc Sơn (Bộ phận Nghiên cứucủa Bkav) cho hay: Trojan này được Bkav cập nhật mẫu nhận diện với tên gọi là: W32.BankerPhishing. Trojan. Khi lây nhiễm vào máy tính, virus sẽ tự động khởi động cùng window.

Nếu phát hiện người dùng thực hiện login vào website của các ngân hàng sau để thực hiện giao dịch, virus sẽ hiện form login giả (trang đăng nhập giả) tương ứng với ngân hàng đó đồng thời tắt tất cả trình duyệt, explorer.exe đang chạy để lừa người sử dụng nhập thông tin vào form login giả.

Những thông tin thu thập được từ người sử dụng sẽ được gửi về hòm thư gmail cho hacker. Hệ thống giám sát của Bkav đang tiếp tục theo dõi dòng virus này, hiện tại chưa thấy sự phát tán trên diện rộng tại Việt Nam. Để diệt virus này, người sử dụng có thể tải Bkav từ địa chỉ http://www.bkav.com.vn.

Brazil hiện đứng đầu danh sách các quốc gia thường xuyên bị xâm nhập với 16,9% Trojan-Banker trên tổng số virus bị phát hiện, tương ứng ở Nga là 15,8% và Trung Quốc là 10,8%. Việt Nam cũng không nằm ngoài mạng lưới tấn công của tin tặc khi có từ 8.600 - 17.000 người đang dùng thẻ tín dụng quốc tế.


Ðề phòng virus rút ruột tài khoản ngân hàng - Gacon121 - 05-18-2012

Gì? Toàn bộ gia tài tui ở trong Ngân hàng đó nhan, đọc cái này thấy căng thẳng wớ