Giao tiếp ngôn ngữ cơ thể(khiếm thị) - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Giao tiếp ngôn ngữ cơ thể(khiếm thị) - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Văn hóa ứng xử - Giao tiếp (https://uhm.vn/forum/Forum-V%C4%83n-h%C3%B3a-%E1%BB%A9ng-x%E1%BB%AD-Giao-ti%E1%BA%BFp)
+---- Diễn đàn: Nghi thức - xã giao - Khác (https://uhm.vn/forum/Forum-Nghi-th%E1%BB%A9c-x%C3%A3-giao-Kh%C3%A1c)
+---- Chủ đề: Giao tiếp ngôn ngữ cơ thể(khiếm thị) (/Thread-Giao-ti%E1%BA%BFp-ng%C3%B4n-ng%E1%BB%AF-c%C6%A1-th%E1%BB%83-khi%E1%BA%BFm-th%E1%BB%8B)



Giao tiếp ngôn ngữ cơ thể(khiếm thị) - sky_vn99 - 03-01-2012

Do tính chất của bài viết, thuật ngữ Điếc được sử dụng trong bài này, rất mong bạn đọc thông cảm_Lời người dịch)

“Điếc” có nghĩa là gì?

Nếu bạn hét lớn hết mức có thể, âm thanh đo được khoảng 80 đêxiben. Chỉ những người không thể nghe tiếng hét như vậy mới thực sự được xem là người Điếc. Người bị mất thính lực ít hơn được xem như “nghe kém”.

Làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính?

Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hoặc mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.

Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.

Làm thế nào để có thể nhận biết người tôi đang giao tiếp là người Khiếm thính?

Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.

Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.

Lời nói của người Khiếm thính có thể nghe hơi lạ. Âm lượng của giọng nói có thể không thích hợp hay họ phát âm một vài từ nghe rất lạ. Cần nhớ rằng người Khiếm thính không thể nghe giọng nói của chính họ và vài người Khiếm thính đã học nói chưa bao giờ nghe được một từ đơn giản nào cả.

Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy.

Làm thế nào để giao tiếp với người Khiếm thính?

Trước hết, hãy xem người Khiếm thính đó giao tiếp như thế nào. Nếu họ hỏi bạn bằng lời nói, chắc chắn rằng họ sẽ cần nghe bằng đọc tín hiệu môi khi bạn trả lời.

* Hãy nhìn thẳng vào người khiếm thính, nếu nhìn sang chỗ khác người khiếm thính sẽ không thấy môi của bạn.
* Nói rõ ràng chậm rãi
* Đừng hét to
* Bảo đảm rằng phía sau lưng bạn không có ánh đèn sáng chói có thể làm cho người khiếm thính khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.
* Nên nói cả câu hơn là trả lời từng từ một – 70% việc đọc tín hiệu môi là đoán và nhiều từ trông rất giống nhau. Nói cả câu giúp đoán được nội dung.
* Hãy kiên nhẫn, nếu được yêu cầu lặp lại, hãy cố gắng chuyển giọng một cách nhẹ nhàng, điều này giúp người khiếm thính hiểu dễ dàng hơn.
* Nếu người khiếm thính vẫn chưa hiểu, đừng bỏ cuộc, hãy viết ra giấy.

Với người Điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, họ vẫn có thể muốn nghe bằng đọc tín hiệu môi. Đáng buồn là có rất ít người nghe biết ngôn ngữ ký hiệu và người Điếc lại quen với cách cố gắng giao tiếp với người nghe.

Ngoài những vấn đề trên, cần lưu ý thêm:

* Hãy cố gắng sử dụng bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu đánh vần bằng tay bất cứ tên gọi hay những từ không thông thường nào. (Xem bảng chữ cái).
* Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ giải thích điều bạn muốn nói. Ví dụ, dùng bàn tay thể hiện kích thước và hình dạng hoặc thể hiện chiều hướng bằng cách chỉ, có thể rất hữu dụng.
* Sử dụng nét mặt để diễn tả nội dung./.

Trích dịch từ Internet
Dương Phương Hạnh
Chủ tịch Câu lạc bộ Khiếm thính TP.HCM
[Image: D--TinChiHanhGui-Bangchucai.jpg]


Source: drdvietnam.com/news/121438/vi

Attach thêm bảng của American có số đếm nữa
[Image: 350px-Asl_alphabet_gallaudet_ann.svg.png]
...và đôi chút ngôn ngữ cơ thể
- Đứng chống tay vào hông nghĩa là đã sẵn sàng hay sự hung hăng.
- Nếu một người ngồi trong tư thế chân bắt chéo, một chân đá nhẹ thì có nghĩa là anh ta đang rầu lòng muốn chết.
- Tay bắt chéo lên ngực phản ánh sự tự vệ.
- Nếu ai đó tỳ tay vào má nghĩa là anh ta đang nghĩ hay ước lượng điều gì đó.
- Sờ, xoa nhẹ lên mũi nghĩa là sự phản đối, nghi ngại, nói dối
- Ngả đầu vào tay, mắt cúi xuống cũng tỏ ý buồn rầu.
- Ai đó xoa tay vào nhau chứng tỏ họ đã biết cách giải quyết chuyện gì.
- Người ngồi với đôi tay quàng sau đầu và bắt chéo chân nghĩa là anh ta tin tưởng và cảm thấy tốt đẹp.
- Nghiêng đầu nghĩa là thích thú.
- Khi ai đó gõ vào cằm, nghĩa là anh hay chị ta đang ra quyết định.
....hãy thông cảm và ủng hộ họ.
Thanks bạn đã xem[Image: sm9leaf4.gif]!!!



Giao tiếp ngôn ngữ cơ thể(khiếm thị) - metmoi - 11-16-2012

mình hét chắc phải được 100 đêxiben là chắc .hehe