Bạn là những gì bạn làm- không phải những gì bạn sở hữu. - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Bạn là những gì bạn làm- không phải những gì bạn sở hữu. - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Văn hóa & Xã hội (https://uhm.vn/forum/Forum-V%C4%83n-h%C3%B3a-X%C3%A3-h%E1%BB%99i)
+---- Diễn đàn: Tâm lý học (https://uhm.vn/forum/Forum-T%C3%A2m-l%C3%BD-h%E1%BB%8Dc)
+---- Chủ đề: Bạn là những gì bạn làm- không phải những gì bạn sở hữu. (/Thread-B%E1%BA%A1n-l%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-g%C3%AC-b%E1%BA%A1n-l%C3%A0m-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-nh%E1%BB%AFng-g%C3%AC-b%E1%BA%A1n-s%E1%BB%9F-h%E1%BB%AFu)



Bạn là những gì bạn làm- không phải những gì bạn sở hữu. - rubiru - 07-10-2012

Tham khảo : You Are What You Have Done—Not What You Own

Experiences play a bigger role than objects in self-concept
Published on June 5, 2012 by
Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives

Cách tốt nhất để người khác đánh giá tính cách của bạn là qua những gì bạn đã làm. Và hành động của con người có 1 ảnh hưởng lớn lên khái niệm về cái tôi của người đó ( self concept ).


Vấn đề này đã được nghiên cứu trong 1 bài báo tháng 6/2012 của tờ Journal of Personality và Social Psychology bởi Travis Carter và Tom Gilovich. Nghiên cứu của Tom Gilovich và cộng sự chứng minh rằng con người yêu thích những đồ vật họ đã mua nhiều hơn khi những vụ mua sắm đó mang lại những trải nghiệm hơn là khi chúng chỉ đơn thuần là món đồ vật chất.

Carter và Gilovich cũng quan tâm đến việc : liệu con người cảm thấy những trải nghiệm của họ đóng 1 vai trò to lớn trong khái niệm về cái tôi của họ hơn là những món đồ vật chất họ mua.

Trong 1 nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu suy nghĩ về 5 món đồ vật chất quan trọng họ đã mua và 5 trải nghiệm quan trọng họ đã mua. Một món đồ vật chất có thể là 1 cái tivi hoặc đồ đạc trong nhà. Một trải nghiệm có thể là 1 bữa ăn hoặc 1 kỳ nghỉ. Sau khi suy nghĩ về những vụ mua sắm đó, người tham gia được yêu cầu tóm tắt về lịch sử cuộc đời họ, viết ra giấy những gì tạo nên con người họ. Về tổng thể , người ta liệt kê về những trải nghiệm trong cuộc đời họ nhiều gấp 2 lần những lần mua đồ vật.

Nghiên cứu này thừa nhận rằng : con người cảm thấy khái niệm cái tôi của họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì họ đã làm hơn là bởi những những gì họ sở hữu.

Trong 1 nghiên cứu nữa, con người được hỏi : liệu người nào đó sẽ hiểu hơn về con người thực sự của họ nếu họ hiểu về những kinh nghiệm họ từng mua hoặc về những món đồ họ từng mua. Người ta đánh giá là :
người khác sẽ hiểu về bạn nhất từ việc mua kinh nghiệm.

Trong 1 nghiên cứu khác, con người được hỏi liệu họ sẽ hiểu về 1 ai đó tốt hơn từ việc mua sắm đồ vật hay mua trải nghiệm. Một lần nữa, người ta đánh giá là họ hiểu về người khác tốt hơn bởi những trải nghiệm hơn là mua sắm đồ vật.



Điều quan trọng cần chú ý là : có nhiều vụ mua sắm của chúng ta bao gồm cả 2 yếu tố đồ vật và trải nghiệm. Một ai đó có thể mua 1 chiếc oto nhằm sở hữu 1 món đồ, nhưng họ cũng có thể mua nó nhằm có được trải nghiệm từ việc lái xe. Trong 1 nghiên cứu, các tác giả đề nghị con người suy nghĩ về việc mua 1 cái tivi 3D. Họ được yêu cầu nghĩ về yếu tố vật chất là chiếc tivi và trải nghiệm xem nó. Những người suy nghĩ về trải nghiệm đánh giá rằng nó đóng 1 vai trò lớn trong khái niệm về cái tôi của họ hơn những người chỉ nghĩ về khía cạnh vật chất của chiếc tivi.


Kết luận
Chúng ta có xu hướng nghĩ về mình qua những kinh nghiệm mình đã có. Chúng ta cũng đánh giá người khác bởi những gì họ đã làm. Đây là 1 nguyên nhân quan trọng tại sao chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi tiêu tiền cho kinh nghiệm hơn là cho đồ vật.