Cách viết CV ngành Công nghệ thực phẩm - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Cách viết CV ngành Công nghệ thực phẩm - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn Học tập - Học sinh, Sinh viên (https://uhm.vn/forum/Forum-Di%E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-H%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-H%E1%BB%8Dc-sinh-Sinh-vi%C3%AAn)
+--- Diễn đàn: Kỹ năng mềm - Soft skills (https://uhm.vn/forum/Forum-K%E1%BB%B9-n%C4%83ng-m%E1%BB%81m-Soft-skills)
+--- Chủ đề: Cách viết CV ngành Công nghệ thực phẩm (/Thread-C%C3%A1ch-vi%E1%BA%BFt-CV-ng%C3%A0nh-C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m)



Cách viết CV ngành Công nghệ thực phẩm - tienmanh90 - 10-18-2018

Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm khá đa dạng và rộng mở, tuy nhiên, để bước những bước xa hơn trong nghề này thì bạn phải chắc chắn từ những bước cơ bản nhất. Vậy nên hãy cùng CV xin việc 365 đi từ những bước đầu tiên, từ chiếc CV ngành công nghệ thực phẩm, để ghi điểm với nhà tuyển dụng và đón đầu thành công.
Lưu ý khi viết CV ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành có nhiều yêu cầu đặc thù nên việc nhấn mạnh vào chuyên môn là quan trọng nhất, rồi đến kinh nghiệm và kỹ năng.
 
Mục tiêu nghề nghiệp
Ở phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Công nghệ thực phẩm, ứng viên không nên viết những mục tiêu quá chung chung như “Tôi muốn cống hiến hết khả năng của mình cho công ty và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm”. Thay vào đó, hãy ghi điểm bằng những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn chi tiết mà súc tích.
 
Ví dụ:
 
“Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn được liên tục phát triển kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh công nghệ thực phẩm.
 
Mục tiêu dài hạn: Phát triển bản thân trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học. Trở thành cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước.”
 
Thông tin cá nhân
Những thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong CV ngành Công nghệ thực phẩm là Ảnh đại diện, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú và Địa chỉ Email:
 
Cung cấp một địa chỉ email bạn thường xuyên sử dụng, không dùng những email có tên bao gồm ngày tháng năm sinh hoặc những nickname thiếu chuyên nghiệp như handsomeboy12345@gmail.com hay phuong190196@gmail.com.
=> Dùng những email có dạng tên bạn + viết tắt đệm + nơi làm việc. Ví dụ bạn tên Nguyễn Nhật Minh làm tại abc.com thì nên sử dụng email là minhnn.abc@gmail.com
 
Không thêm link Facebook hoặc Intagram cá nhân, vừa không chuyên nghiệp, vừa khiến CV dài dòng không cần thiết.
Ảnh đại diện nên rõ mặt, nghiêm túc, có chất lượng tốt, tránh ảnh Selfie.
Quá trình học tập
Tóm tắt quá trình học tập một cách ngắn gọn, cô đọng trong CV ngành Công nghệ thực phẩm. Phần này chỉ nên bao gồm thời gian, chuyên ngành và trường Đại học/ Cao đẳng ứng viên theo học.
 
Ví dụ:
 
Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)  01/2012 – 07/2016
 
Ngành Công nghệ thực phẩm GPA: 3.5
 
Trong phần Quá trình học tập, nhiều ứng viên đề cập cả tới quá trình học tập tại cấp 2 hay cấp 3, hoặc thời gian học tập các chương trình bên ngoài, điều này là không cần thiết. Thay vào đó hãy nêu những thành tích bạn đạt được sau các khóa học đó ở phần riêng là Chứng chỉ, hoặc phần Kỹ năng.
 
Công nghệ thực phẩm là một ngành khá khó, vậy nên nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên thuộc các trường đại học chuyên về ngành này như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm Bắc Giang,… Tuy nhiên những ứng viên không thuộc khối ngành này cũng không nên quá lo lắng, vẫn có rất nhiều cơ hội để bạn được  thử sức trong ngành Công nghệ thực phẩm.
Kinh nghiệm
Trước khi điền mục Kinh nghiệm trong CV ngành Công nghệ thực phẩm, ứng viên cần hệ thống lại và sắp xếp nội dung cùng quá trình làm việc trước đây theo một trình tự xác định. Ứng viên nên liệt kê công việc và kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian, ưu tiên gần nhất.
 
Hãy nêu ra những công việc và kinh nghiệm thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê dài dòng. Trong phần này cũng chỉ nên nêu đơn vị, vị trí công tác, những việc mà bản thân đảm nhận. Nhiều ứng viên điền cả kinh nghiệm đạt được sau mỗi công việc, điều này cũng không cần thiết, trừ khi CV quá ngắn. Thay vào đó hãy để giành những điều này cho buổi phỏng vấn của mình.
 
Ví dụ:
 
“1/2016 – 1/2017
 
Công Ty TNHH SX TM Phúc Long
 
Nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
 
– Nghiên cứu sản phẩm mới theo xu hướng thị trường, theo yêu cầu cấp trên.
– Phát triển và cải thiện sản phẩm đang có để đáp ứng nhu cầu, tăng sự hài lòng của khách hàng.
– Tham gia vào đội chuẩn hóa quy trình của công ty.
– Quản lý các nhân viên nghiên cứu và kiểm nghiệm trực thuộc phòng lab.”
 
Nêu ra những công việc và kinh nghiệm thực sự liên quan tới ngành Công nghệ thực phẩm
 
Kỹ năng và giải thưởng
Khi viết CV ngành Công nghệ thực phẩm có một số kĩ năng ứng viên cần nhấn mạnh như:
 
– Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích
 
– Đam mê công nghệ và nghiên cứu
 
– Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, hóa phẩm, dịch vụ ăn uống
 
– Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao
 
– Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng…
Về phần Giải thưởng, thành tựu, ứng viên nên liệt kê những giải thưởng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
 
Ví dụ:
 
– Dự án khởi nghiệp giành Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can.
 
– Giải Nhất cuộc thi về các dự án nghiên cứu nông nghiệp dành sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Đài Loan.
 
Ngay cả khi bạn chuyên ngành bạn học không thuộc ngành Công nghệ thực phẩm, hay bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề này, thì điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê và tích cực học hỏi. Hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, suy nghĩ về những lợi ích bạn có thể đem lại cho họ, và cùng với bài viết trên hoàn thành một CV ngành Công nghệ thực phẩm thật xuất sắc nhé!


RE: Cách viết CV ngành Công nghệ thực phẩm - th0nggaday - 01-14-2019

mình thấy cái quan trọng nhất khi viết CV ko chỉ ngành công nghiệp thực phẩm hay tất bất kỳ ngành nghề nào đó là phải viết đầy đủ kinh nghiệm học tập và làm việc ra. Kể cả bạn là sv mới ra trường thì hãy viết quá trình học tập của bạn ra sao, đã có những thành tích gì, mỗi một kinh nghiệm mà bạn nhắc đến hãy để lại sđt hoặc địa chỉ ở đó để nếu cần họ xác nhận. hãy viết thật lòng vì người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được. Đừng ăn nói cộc lốc hay chém gió vớ vẩn. Hãy thành tâm, thể hiện đúng tâm nguyện muốn làm việc của mình.