Xử lý nước thải sinh hoạt tại Bắc Giang - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Xử lý nước thải sinh hoạt tại Bắc Giang - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Diễn Đàn Mua Bán (https://uhm.vn/forum/Forum-Di%E1%BB%85n-%C4%90%C3%A0n-Mua-B%C3%A1n)
+--- Diễn đàn: Sản Phẩm Cần Bán (https://uhm.vn/forum/Forum-S%E1%BA%A3n-Ph%E1%BA%A9m-C%E1%BA%A7n-B%C3%A1n)
+--- Chủ đề: Xử lý nước thải sinh hoạt tại Bắc Giang (/Thread-X%E1%BB%AD-l%C3%BD-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BA%A3i-sinh-ho%E1%BA%A1t-t%E1%BA%A1i-B%E1%BA%AFc-Giang)



Xử lý nước thải sinh hoạt tại Bắc Giang - bunvisinh.com - 07-17-2019

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn đang thắc mắc hay đang tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nào hiệu quả, hãy gọi hay đến công ty môi trường Bình Minh để được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn Bạn những vấn đề về thiết kế, cải tạo, thi công, hay lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất cho hệ thống bạn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước).
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá  nhân,…của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ,…Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch  vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học, bếp ăn,.. cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
 
Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp được cho là nước thải từ các cơ sở sản xuất nhóm ngành nông sản, lâm sản, thủy sản; thực phẩm,  bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung; cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất thủ công trong các làng nghề; thuộc da, tái chế da; khai thác, chế biến khoáng sản; dệt, nhuộm, may mặc; sản xuất giất, bột giấy, nhựa, cao su; sản xuất phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng…
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số lượng người.
Lượng nước thải từ các cơsở thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ 15-25% tổng lượng nước thải của toàn thành phố.
Đặc trưng nước thải sinh hoạt là: hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật có cả  vi sinh vật  gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuy ển hóa chất bẩn trong nước thải.
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, là nguồn gốc để các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn gây bệnh) phát triển là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt có thành phần giống nhau ở các đô thị nhưng khác về hàm lượng, phương pháp xử lý giống nhau và xử lý sinh họcđược ưu tiên lựa chọn.
Lưu lượng nước thải không điều hòa, phụ thuộc vào thời điểm trong ngày (Vd: lượng người trong khu đô thị,…), số lượng người càng  đông chế độ thải càng điều hòa. 
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt? Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm:
  • Các chất béo như protein (40-50%)
  • Hydratcacbon (40-50%) gồm tinh bột
  • Đường và cellulose và các chất béo(5-10%)
Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao dộng trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng  20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh rạch,…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
  • Tải trọng chất bẩn
  • Định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đầu người
Xử lý nước thải sinh hoạt
Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và tập quán của người dân. Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được giới hạn ở bảng 2.1 (giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao).
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm độc hại vì vậy cần phải xử lý nước thải sinh hoạt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho xã hội.
 
 
Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sau xử lý phải có các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14: 2008/BTNMT Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31  tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Chỉ tiêu
Trong khoảng
Trung bình
Đơn vị
Tổng chất rắn (TS)

-Chất rắn hoà tan (TDS)
-Chất rắn lơ lửng (SS) 
350-1200
250 -850
100-350
720
500
220
mg/l
BOD5 
110-400
220
mg/l
Tổng nitơ

–         NiTơ hữu cơ
 

–         Nitơ amoni
 

–         Nitơ nitrit
 

–         Nitơ nitrat
20-85
8-35
12-50
0-0,1
0.1-0.4
40
15
25
0,05
0,2
mg/l
Clorua
30-100
50
mg/l
Độ kiềm
50-200
100
mg CaCO3/l
Tổng chất béo
50-150
100
mg/l
Tổng phốtpho
 
8
mg/l

 
                          Bảng thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường.
Nước thải sinh hoạt gây ra sự ô nhiễm môi trường do các thành phần ô nhiễm:
COD, BOD: Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng của hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước thải có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường nước nơi tiếp nhận.
SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây điều kiện yếm khí.
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thải sinh ra thường không gây ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật.
Vi khuẩn gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
N,P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hoá, đó là sự bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước thấp hơn vào ban đêm gây ngạt thở và gây chết các thuỷ sinh vật, trong khi đó ban ngày thì nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra.
Màu: Màu đục hoặc đen gây mất mỹ quan.
Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
Hạng mục
Chất lượng nước dòng vào (yêu cầu thiết kế)
Chất lượng nước dòng ra theo QCVN 14:2008 cột A (*)

Nhiệt độ
20-30 0c
20-30 0c

pH
6.5 – 8.0
5.0 – 9.0

BOD5
400 mg/l
50 mg/l
Amoni
50 mg/l
5 mg/l
Chất rắn lơ lửng (T_SS)
275 mg/l
50 mg/l
TKN
60 mg/l

Tổng photpho
12 mg/l
6 mg/l
Dầu + Mỡ
30 mg/l
5 mg/l
Tổng Coliform
105 – 106 MPN/100ml
3.000 MPN/100ml
 
 
 
Theo QCVN 14:2008/BTNMT thì cột A là cột quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.).
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt sau xử lý
QCVN14:2008/BTNMT

Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn
Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
Đối tượng áp dụng của quy chuẩn
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Bảng 2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chấtTổng chất thải(g/người.ngày)Chất thải hữu cơ(g/người.ngày)Chất thải vô cơ(g/người.ngày)1.Tổng lượng chất thải190110802. Các chất tan10050503.Các chất không tan9060304.Chất lắng6040205.Chất lơ lửng302010
 
 
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị thành phần như sau: COD = 500mg/l, BOD5 = 250mg/l, SS = 220mg/l, photpho = 8mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH = 6,8, TS = 720mg/l. Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường, các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng khá cao đôi khi theo tỷ lệ như sau: BOD5:NTongue = 100:5:1.
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Từ những tính chất nước thải, công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương phápxử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, đảm bào nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:
  • Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các loại cặn trong nước thải. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
  • Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học.
  • Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng.
  • Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy bùn,
Nếu bạn có thắc mắc gì, hay khó khăn gì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho tính chất nước thải của Bạn.
                                                                Xử lý nước thải sinh hoạt                                                      
Nước thải  sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt cột AQCVN 14:2008 BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn rắn lắng từ bể lắng sinh học sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý.
Việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải phụ thuộc vào tính chất nước thải, hàng loạt các yếu tố như: kinh phí, điện phí, diện tích dành cho hệ thống xử lý, đặc điểm địa hình, hệ thống thoát nước, mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận,.. Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm tổng hợp các phương pháp: cơ học, hoá học, sinh học.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là BOD5/COD >0,5. Dựa trên phương pháp sinh học khử các chất dinh dưỡng, với sự kết hợp của các bể như : bể kỵ khí, bể hiếm khí và bể hiếu khí. Đối với nước thải sinh hoạt về văn bản là để khử Nitơ (T-N) và Phốtpho (T-P), cacbon hữu cơ và hydro (BOD), và SS. Nên để xử lý đạt hiệu quả tốt hơn thì sử dụng biện pháp xử lý sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với các phương pháp khác.
Công nghệ AO xử lý nước thải sinh hoạt được coi là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay và được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải sinh hoạt. Các công trình sử dụng công nghệ xử lý AO mà Công ty Môi trường Bình Minh thực hiện được chủ đầu tư đánh giá rất cao.