Niềng răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào? - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Niềng răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào? - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Sống khoẻ (https://uhm.vn/forum/Forum-S%E1%BB%91ng-kho%E1%BA%BB)
+--- Chủ đề: Niềng răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào? (/Thread-Ni%E1%BB%81ng-r%C4%83ng-c%C3%B3-%C4%91au-kh%C3%B4ng-%C4%90au-nh%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-n%C3%A0o)



Niềng răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào? - khietnguyen - 09-11-2019

Niềng răng không đơn giản là thẩm mỹ, cải thiện hàm răng nhiều khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân . Vì đa số các bệnh nhân trước khi niềng răng thường lo lắng về vấn đề mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày đặc biệt là cảm giác đau đớn, ê ẩm trong suốt quá trình niềng răng.

1. Niềng răng đau như thế nào?

Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa, gắn lên mặt răng để chỉnh lại những răng lệch cấu trúc như: hô móm, thưa, lệch lạc… Phương pháp này giúp răng di chuyển về đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn chuẩn, hai hàm cân xứng, thẳng hàng, răng đều đặn và chắc khỏe.

Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn. Từ việc thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo niềng răng – gắn mắc cài - nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.

Chỉnh nha niềng răng là phương pháp chỉnh răng an toàn, không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Nếu phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra, có thể bạn sẽ bị đau. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá đau đớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

[Image: 75-1.jpg]

2. Niềng răng đau nhất khi nào?
  • Giai đoạn tách kẽ răng

Niềng răng đau nhất là giai đoạn gắn thun, tách kẽ răng. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài cho răng.

Thun tách kẽ dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở của hai răng nhằm tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.
Có nhiều cách để tách kẽ răng nhưng tách kẽ bằng thun là phổ biến nhất. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 - 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe trống sẽ tạo để bác sĩ gắn khâu vào răng cối.

Sau khi đặt thun để tách kẽ răng, bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê, cộm, khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ.Nhưng sau đó, sau đó vài ngày cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.
  • Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Sau giai đoạn tách kẽ răng, bạn có thể sẽ đau ê ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Ở giai đoạn này, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai hoặc giao tiếp…

Nguyên nhân gây đau nhức ở giai đoạn này là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu, khi chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ. Nhưng chỉ sau vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với mắc cài dây cung thì bạn cũng không cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai cũng thoải mái hơn.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề cảm thấy đau nhức.
  • Giai đoạn nhổ răng khi niềng

Trong giai đoạn nhổ răng, gắn khâu, cũng sẽ xuất hiện một số "cơn đau" khác. Đặc biệt là khi nhổ răng, bạn sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi... Tuy nhiên, khi nhổ răng bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nên đừng quá lo lắng về giai đoạn nhổ răng khi niềng gây đau nhức.

Tùy tình trạng răng như răng khỏe mạnh hoặc bị các vấn đề như sâu, viêm tủy... thời gian nhổ răng và cảm giác đau cũng sẽ khác nhau.

Việc nhổ răng có thể sẽ gây sưng hoặc đau tại vị trí nhổ từ 3 - 5 ngày tùy vào cơ địa của từng người.

Hầu hết những ca chỉnh nha đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc di răng về đúng vị trí trên cung hàm, nhổ răng khôn hoặc các răng mọc ngầm để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Giai đoạn điều trị tổng quát

Là giai đoạn quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị quá trình đeo niềng và gắn mắc cài.

Tùy tình trạng và bệnh lý của khách hàng, Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tổng quát khác nhau như: Trị viêm nướu, nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy…

Sau khi tiến hành điều trị răng miệng, khách hàng thường có cảm giác ê răng, đau nhức, chảy máu … Đây là biểu hiện thường gặp và phổ biến. Theo Bác sĩ thì tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn không cần phải quá lo lắng.
  • Giai đoạn siết răng định kỳ.

Sau khi đeo mắc cài, mỗi tháng bạn cần đến Nha khoa tái khám để Bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng và siết răng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực.

Việc điều chỉnh lực kéo sẽ gây ra cảm giác đau. Nếu cơn đau kéo dài, cần thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp. Lực kéo vừa phải sẽ không làm bạn đau.

Trường hợp khác, có thể bị đau do khí cụ gây trầy xước môi má. Nếu gặp phải vấn đề này thì nên liên lạc với bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.

3. Cần làm gì để hạn chế những cơn đau sau niềng răng

Chỉnh nha niềng răng là giải pháp an toàn, không gây nguy hiểm cho những ai muốn có hàm răng đẹp. Dù bạn trải qua một vài cơn đau nhưng chỉ cần chú ý những điều sau, có thể bạn sẽ hạn chế và giảm được những cơn đau nhức.

- Ăn đồ ăn mềm như món luộc, cháo, súp, sữa chua và nước ép trái cây, hạn chế ăn đồ ăn cứng hoặc giòn để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

- Sau khi niềng răng hoặc mỗi lần siết răng mà bạn cảm thấy bị đau thì bạn hãy sử dụng túi chườm đá vào chỗ bị nhức.

- Súc miệng với nước muối ấm trong 60 giây để giảm kích ứng và viêm loét.

Độ tuổi phù hợp nhất để niềng răng là vào khoảng 13-16 tuổi, lúc này, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ hơn, vừa giảm đau nhức, vừa có thể rút ngắn thời gian niềng răng.

Niềng răng có đau không? phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chỉnh nha và chế độ chăm sóc răng miệng. Nên bạn hãy chú ý thực hiện những theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!