Cách phân biệt các loại vải - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Cách phân biệt các loại vải - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Nữ công gia chánh (https://uhm.vn/forum/Forum-N%E1%BB%AF-c%C3%B4ng-gia-ch%C3%A1nh)
+---- Diễn đàn: Khéo tay - Thêu thùa (https://uhm.vn/forum/Forum-Kh%C3%A9o-tay-Th%C3%AAu-th%C3%B9a)
+---- Chủ đề: Cách phân biệt các loại vải (/Thread-C%C3%A1ch-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-v%E1%BA%A3i)



Cách phân biệt các loại vải - linhcvkt - 01-08-2014

Để các bạn thuận tiện trong quyết định lựa chọn chất liệu cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất liệu các loại vải thông dụng nhất. aolopcantho.com xin tổng hợp những thông tin về vấn đề này từ nhiều nguồn đáng tin cậy, mời các bạn tham khảo!


COTTON - LOẠI VẢI CỦA THỜI TRANG VÀ PHONG CÁCH
Với đặc trưng là nhẹ, mát, hút mồ hôi, mau khô, không nhăn, cộng thêm dễ sử dụng, dễ bảo quản, rất thích hợp cho mùa hè và khí hậu nhiệt đới nóng bức ở nước ta. Vải cotton đã trở thành một lựa chọn ưu việt đặc biệt là dành cho các bạn trẻ. Vải cotton hiện nay đã có nhiều loại như: cotton sọc chìm, cotton sọc nổi, cotton spandex (có độ co dãn cao), cotton dập, cotton thun, cotton trơn... So với những loại vải dùng cho mùa hè như, xô, tơ tằm, lụa, voan... thì cotton được các nhà thiết kế và người tiêu dùng ưa chuộng hơn nhiều.
Nguồn gốc:
Vải cotton là chất liệu khá thông dụng, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ cây bông.
[Image: cay-bong-vai-1.jpg]
H1. Cây bông - nguồn gốc vải sợi cotton
Một số tính chất của cotton và vải làm từ sợi cotton:
  • Cảm giác sờ tay mềm, dễ chịu
  • Thấm hút tốt (hút mồ hôi, hút ẩm)
  • Dễ xếp nếp, do đó cũng dễ nhăn
Phân loại: Ngày nay, có rất nhiều loại vải cotton được chế biến và pha trộn với sợi tổng hợp. Có thể chia ra làm 4 loại chính:
  • Cotton 100%: được làm tự sợi tự nhiên 100%
  • Cotton 65/35 thật: với 65% là sợi bông tự nhiên và còn lại là sợi tổng hợp
  • Cotton 65/35 giả: với 35% là sợi bông tự nhiên và 65% là sợi tổng hợp
  • Cotton PE: 100% làm từ sợi tổng hợp
Nhận biết vải cotton:
Thường nhận biết bằng cách đốt là dễ nhất. Nếu lửa hồng, khói xám và có mùi giấy cháy, chỗ cháy có dạng bột không vón cục thì đó là cotton. Tuy nhiên khi đã may thành trang phục thì không thể nhận biết bằng cách trên. Do đó, quí khách chỉ dựa vào uy tín thương hiệu. Nếu nhìn thì cotton có vẻ “mộc” hơn những loại khác. Cảm giác sờ tay mềm nhưng không rũ, không lạnh.
Một số chú ý:
  • Sau khi giặt vài lần, cotton sẽ xù lông trên bề mặt, nhất là những chỗ trang phục bị ma sát nhiều như tay, cùi chỏ, mông, vế trong, nách (nếu quí khách hay kẹp bóp). Do đó quí khách sẽ không ngạc nhiên khi trang phục bị xù lông, vì hiểu là do tính chất sợi.
  • Cotton rất dễ nhăn nên khi mặc, những chỗ bị gấp nếp sẽ nhăn như khủy tay, hông. Vải có thành phần cotton nhiều đôi khi ủi không thẳng cho dù có xịt nước.
Sử dụng và bảo quản:
- Có thể giặt máy
- Có thể giặt với nước ấm nhưng không quá 60oC.
- Có thể sấy khô
- Ủi với nhiệt độ dưới 200oC
Lưu ý chung:
- Tuyệt đối không giặt chung trang phục màu đậm và màu nhạt – màu trắng
- Lột trái trang phục khi giặt và phơi
- Không đổ trực tiếp nước xả vải hoặc nước tẩy lên trang phục (hòa tan đều vào nước trước)
- Nếu trang phục bằng vải dệt kim: bỏ vào túi giặt nếu giặt máy. Vắt ngang trang phục khi phơi (để trang phục không bị vặn và chảy theo chiều dài)
- Nếu trang phục có in, phải ủi bề trái
- Nên ủi một lớp để không bị “in” hoặc “bóng” bề ủi (chèn gối ủi hoặc tròng một lớp vào bàn để ủi)
[Image: ac13.png]
H2. Cotton là loại vải ưa thích của các bạn trẻ khi làm áo nhóm, áo lớp
Chất liệu cotton là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi tính mềm, nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi; phù hợp cho những ngày hè "luôn luôn chuyển động" của teen. Sự kết hợp khoẻ khoắn giữa áo thun cotton, short jeans hay quần yếm denim với các phụ kiện như vòng tay, mũ, balô, sneakers... mang lại cho teen sự thoải mái, dễ dàng "bay nhảy", tự do tham gia bất cứ hoạt động ngoài trời nào.
Bỏ qua sự cầu kì của những bộ váy hoa diêm dúa, sự dịu dàng trong gam màu trầm cổ điển, cô nàng tinh nghịch tung tăng đón những ngày hè năng động, tươi trẻ! Bạn đã sẵn sàng chưa?
LỊCH LÃM VÀ ĐẲNG CẤP - VẢI LACOSTE ( Cá Sấu )
Nguồn gốc
Cũng có nguồn gốc từ chất liệu của sợi bông tự nhiên nhưng được dệt bằng công nghệ chuyên biệt, vải LACOSTE ( biểu tượng cá sấu) đã khẳng định tên tuổi của mình trong ngành dệt may toàn cầu.

[Image: 1324629420_293981852_3-can-ban-ao-thun-c...uan-ao.png]
H3.vải LACOSTE ( biểu tượng cá sấu) đã khẳng định tên tuổi của mình trong ngành dệt may toàn cầu.
Phân loại
Ở Việt Nam người ta thường biết đến hai loại vải cá sấu quen thuộc nhất là Cá sấu 4 chiều ( 100% bằng sợi bông tự nhiên) và cá sấu 2 chiều ( có thêm thành phần sợi tổng hợp).
Lịch sử hình thành
Biểu tượng cá sấu dần dần đã trở thành hình ảnh yêu thích của các fan quần vợt ở khắp mọi nơi. Năm 1933 Lacoste cùng với André Gillier, chủ tịch một trong những công ty sản xuất hàng dệt kim Pháp lớn nhất thời bấy giờ, cho ra mắt thương hiệu của mình, La Societe Chemise Lacoste.
Vào thời gian đỉnh điểm về mốt của những học sinh trung học ở Mỹ 30 năm trước đây, khi bạn bước chân ra phố mà va phải ai đó, tôi chắc chắn rằng họ đang mặc thương hiệu thời trang nổi tiếng: the Lacoste crocodie. Theo những tài liệu của Lacoste, crocodile là biểu tượng thương hiệu đầu tiên được phổ biến rộng rãi với mặt hàng quần áo. Câu chuyện xảy ra vào năm 1933 và cho dù có chính xác hay không thì nó vẫn có vẻ như là một chuyện đùa.
Được đặt tên theo nhà thiết kế và quần vợt người Pháp Rene Lacoste, thương hiệu này vô tình lại ra mắt vào đúng ngày nhà quần vợt mặc chiếc áo độc đáo của mình, áo nịt trắng, áo vải bông sọc bó sát người trong giải đấu Mỹ mở rộng năm 1926 và đã chiến thắng.
Lacoste đã được một tờ báo của Mỹ đặt cho cái tên “the Alligator” (cá sấu Mỹ) sau lời đồn về vụ cá cược một chiếc vali làm bằng da cá sấu với đội trưởng của đội the French Davis Cup Team. Cũng theo Lacoste, cái tên này được đặt bởi vì “nó thể hiện được sự kiên trì mà tôi đã thể hiện trong trận tennis, không bao giờ để lỡ con mồi!”. Một người bạn của ông đã vẽ một con cá sấu trong trận đấu và con cá sấu này đã được in lên áo.
Biểu tượng cá sấu dần dần đã trở thành hình ảnh yêu thích của các fan quần vợt ở khắp mọi nơi. Năm 1933 Lacoste cùng với André Gillier, chủ tịch một trong những công ty sản xuất hàng dệt kim Pháp lớn nhất thời bấy giờ, cho ra mắt thương hiệu của mình, La Societe Chemise Lacoste.
Họ cùng nhau sản xuất áo tennis hiệu Lacoste với logo hình chú cá sấu nổi bật in trên ngực áo. Sau đó Lacoste và Gillier đồng thời sản xuất thêm cả áo đánh golf và áo lướt sóng. Đầu những năm 50, họ bắt đầu giới thiệu các sản phẩm với đủ màu sắc và xuất khẩu tới thị trường Mỹ. Vị trí thương hiệu của họ được đánh giá cao như là sản phẩm mà vận động viên sang trọng, giàu có cần phải có. Và chiến dịch quảng bá sản phẩm của họ đã lên tới đỉnh cao của sự thành công.
Vào giữa những năm 60, René Lacoste chuyển quyền kinh doanh sang cho con trai là Bernard. Bernard đã mở rộng sản xuất thêm cả nước thơm, kính râm và giày, dép, tất. Lợi nhuận của hãng luôn tăng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên chiều hướng thuận lợi này lại chưa đạt tới đỉnh cao. Năm 1969, General Mills đã tìm và đưa ra thêm một thương hiệu nữa tên Izod. General Mills giảm giá sản phẩm và đưa sản phẩm áo Izod Lacoste tới tất cả các thị trường và sản phẩm dường như có mặt ở khắp mọi nơi nhưng thương hiệu lại đánh mất vị trí sang trọng của chính mình.
Nhờ mối quan hệ với nhà cấp phép thời trang Pháp Devanlay, Lacoste cuối cùng đã lấy lại được sự thống lĩnh thị trường phân phối Mỹ vào đầu những năm 90. Palm Beach và Bal Harbor, Florida là những mục tiêu chính cho sự trở lại của họ nhằm chiếm lĩnh vị trí sang trọng, tuy nhiên quá trình này khá chậm.
Ngày nay, Lacoste được yêu thích như là một tiền thương hiệu của Levi Strauss, chủ tịch là ông Robert Siegel, cùng với tên tuổi của mình ông đã làm cho thương hiệu Docker thu được lợi nhuận lớn vào những năm 1986. Từ năm 2002, khi Siegel gia nhập vào Lacoste, lợi nhuận bán hàng lên tới 800%, trong đó thị trường Mỹ đứng đầu. Kế hoạch của ông luôn hoàn hảo. Cũng như các thương hiệu tiếng tăm những năm 70 như Puma và Pucci, thương hiệu này để lại một dấu ấn lớn.
Bằng việc quay trở lại mục tiêu giá cả, Siegel lấy lại được vị trí sang trọng của thương hiệu. Ngày nay, Lacoste được coi là một trong những hãng thời trang đắt nhất trên thị trường, đánh bật hãn Ralph Lauren và các đối thủ nặng ký khác.
Siegel luôn tranh thủ được cảm tình của nhà thiết kế người Pháp Christophe Lemaire để cập nhật và nâng cao giá trị sản phẩm Lacoste. Đồng thời ông cũng mở rộng phân phối thông qua việc liên kết với các công ty khác như Develay (quần áo), Pentland (giày dép) và Samsonite (túi da). (Lemaire hiện giờ không còn hợp tác với hãng nữa)
Một nhân tố nữa đã giúp đưa Lacoste trở lại vị trí dẫn đầu là sự tán thành của những ngôi sao thể thao tài năng nổi tiếng nhất hiện nay như ngôi sao quần vợt người Mỹ Andy Roddick và vận động viên golf 2 lần vô địch giải golf quốc tế José Maria Olazabal.
Ông Bernard Lacoste vừa mất nhưng thương hiệu Lacoste vẫn tiếp tục duy trì trong gia đình, và hiện giờ người em trai của ông là Michel Lacoste đang lãnh đạo hãng. Phải trải qua nhiều thế hệ thì Lacoste mới đạt được thành công nhưng tinh thần sáng tạo kiên trì của René Lacoste vẫn mãi còn nhờ vào một phần nhỏ biểu tượng logo của hãng.