Vì sao bị phụ tình lại đau đớn? - Phiên bản có thể in
Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN
Vì sao bị phụ tình lại đau đớn? - Phiên bản có thể in

+- Diễn Đàn Tuổi Trẻ Việt Nam Uhm.VN (https://uhm.vn/forum)
+-- Diễn đàn: Hỏi đáp - Chia sẻ kiến thức, Kinh nghiệm cuộc sống (https://uhm.vn/forum/Forum-H%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p-Chia-s%E1%BA%BB-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-Kinh-nghi%E1%BB%87m-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng)
+--- Diễn đàn: Văn hóa & Xã hội (https://uhm.vn/forum/Forum-V%C4%83n-h%C3%B3a-X%C3%A3-h%E1%BB%99i)
+---- Diễn đàn: Tâm lý học (https://uhm.vn/forum/Forum-T%C3%A2m-l%C3%BD-h%E1%BB%8Dc)
+---- Chủ đề: Vì sao bị phụ tình lại đau đớn? (/Thread-V%C3%AC-sao-b%E1%BB%8B-ph%E1%BB%A5-t%C3%ACnh-l%E1%BA%A1i-%C4%91au-%C4%91%E1%BB%9Bn)



Vì sao bị phụ tình lại đau đớn? - prince.new01 - 07-03-2011

Vì sao bị phụ tình lại đau đớn?
Cảm giác tê tái khi bị người yêu "xù" là một đáp ứng nguyên thuỷ, có cùng căn nguyên như những nỗi đau thể chất, một nhà tâm lý học Australia tuyên bố.
Tiến sĩ Geoff MacDonald thuộc Đại học Queensland ở Brisbane bị ấn tượng trước những quan sát cho thấy khi người ta bị ruồng bỏ, họ thường có những phản ứng mạnh mẽ mà không suy tính kỹ. "Nó giống như thể khi chúng ta bị cắt vào tay hay đại loại như vậy", ông nói.

MacDonald đã lật lại những nghiên cứu tâm lý và sinh lý về sự bộc lộ tình cảm trước nỗi đau thể chất và nỗi đau xã hội (bị phá vỡ một mối quan hệ xã hội), và nhận thấy có sự trùng hợp.
"Một vài cơ chế phản ứng khi bị phụ tình cũng xuất hiện trong những cơn đau thể xác". Song quan trọng hơn, theo MacDonald, những biến đổi sinh lý trong phản ứng này là khá nguyên thuỷ, chứng tỏ đáp ứng của chúng ta trước nỗi đau xã hội có lịch sử tiến hoá lâu dài. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy một vùng rất nguyên thuỷ của bộ não - periaqueductal grey - chịu trách nhiệm phát tín hiệu về những cơn đau ruồng bỏ. Khi một chú chuột con bị tách khỏi mẹ trước 2,5 tuần tuổi, nó sẽ phát ra những tiếng kêu lo lắng ở dạng siêu âm, cho đến khi con mẹ quay trở lại.

MacDonald tin rằng nỗi đau xã hội từng đóng vai trò sống còn trong cuộc sống của người nguyên thuỷ - những người phải sống dựa thành từng nhóm để được bảo vệ, tiếp cận với thức ăn và các nguồn tài nguyên khác. Với họ, nỗi đau xã hội phát đi tín hiệu nguy hiểm rằng họ có thể bị loại khỏi nhóm, và điều này là lý do vì sao nó có thể kích thích những đáp ứng bản năng như chúng ta thấy ngày nay. "Chúng ta tiếp nhận sự ruồng bỏ này như thể nó là mối nguy hiểm đối với sự sinh tồn".
MacDonald cho rằng những đáp ứng trong nỗi đau xã hội có thể bắt nguồn từ xa xưa hơn nữa, khi mà những con thú sơ sinh bắt đầu phụ thuộc vào mẹ để uống sữa, tức là hàng chục triệu năm trước đây.
Mặc dù sự ruồng bỏ xã hội không còn là vấn đề sống còn trong thời đại hiện nay, song cách mà chúng ta đáp ứng với nó vẫn rất quan trọng. "Nếu bạn bị một đồng nghiệp xa lánh hoặc người yêu bỏ rơi, sẽ không có chuyện bạn không thể đi cửa hàng tạp hoá và mua đồ ăn. Nhưng cảm giác được kết nối với những người khác vẫn cực kỳ quan trọng để có được một thể chất và tinh thần khoẻ mạnh", MacDonald lập luận.