Nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc hoạt động liên tục,…. Là 7 nguyên tắc Kế toán cơ bản mà bất kỳ ai làm kế toán cũng cần phải nắm rõ. Nếu vẫn chưa hiểu hết các nguyên tắc này. Hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Tax Trọng Tín
![[Image: 7-nguyen-tac-ke-toan-co-ban.jpeg]](https://taxtrongtin.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/7-nguyen-tac-ke-toan-co-ban.jpeg)
Bạn có biết 7 nguyên tắc kế toán cơ bản?
Thế nào là nguyên tắc kế toán?
Nguyên tắc Kế toán được hiểu là các tuyên bố chung. Có vai trò giống như những chuẩn mực, mực thước. Chỉ dẫn hay hướng dẫn mà nhân viên Kế toán phải áp dụng. Phục vụ cho việc lập những báo cáo tài chính có liên quan đến công việc. Mục đích là tạo ra tính thống nhất cao trong hệ thống.
7 nguyên tắc Kế toán cơ bản
Trong Kế toán hiện có 7 nguyên tắc cơ bản được thừa nhận bao gồm
Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accruals)
Tất cả nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh thu, chi phí phải được Kế toán ghi Sổ Kế toán vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nguyên tắc cơ sở dồn tích yêu cầu Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào Sổ Kế toán tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền
Nguyên tắc nhất quán (Consistency)
Những chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn. Phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán của năm. Trường hợp xảy ra sự thay đổi cần tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế). Và nêu đầy đủ các ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong báo cáo tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp B lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Thì trong suốt quá trình hạch toán Kế toán của năm. Nhân viên Kế toán chỉ được áp dụng đúng theo phương pháp này.
Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn còn hoạt động liên tục. Và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong vài năm tới.
Trường hợp thực tế khác với giả định, tức là doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể. Thì báo cáo tài chính phải được lập dựa trên một cơ sở khác. Và phải giải thích chi tiết cơ sở đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán buộc phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc). Không được theo giá thị trường.
Nguyên tắc thận trọng (Prudence)
Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán những yếu tố cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán cần phải:
lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn. Các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và những khoản thu nhập. Không đánh giá thấp hơn giá trị của những khoản nợ phải trả và chi phí. Doanh thu với thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Chi phí chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.
Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp bảo tồn được nguồn vốn. Hạn chế các rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.
Nguyên tắc giá gốc (History cost)
Mọi tài sản đều phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó. Giá này được tính theo số tiền hay khoản tương đương tiền đã trả. Phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận.
Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá gốc. Trừ một số trường hợp có quy định khác trong Pháp luật hoặc Chuẩn mực Kế toán cụ thể.
Xem thêm:
Nguyên tắc trọng yếu (Materility)
Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin có tính chất trọng yếu. Đó là các thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính. Làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của những người sử dụng thông tin.
Các thông tin còn lại không mang tính trọng yếu. Ít tác dụng hay có ảnh hưởng không đáng kể đến người sử dụng. Thì có thể bỏ qua hoặc được tập hợp vào các khoản mục có cùng tính chất, chức năng.
Nguyên tắc phù hợp (Matching)
Đòi hỏi việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Nghĩa là Kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó. Nó thường bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến chi phí của kỳ đó.
Dịch vụ Kế toán và Tư Vấn Thuế Trọng Tín
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thuế,
dịch vụ thủ tục về thuế,
soát xét thuế,
soát xét kế toán,
Tư vấn thuế,
Dịch vụ kế toán,
kế toán thuế,
dịch vụ kế toán trọn gói,
thành lập công ty,
thành lập công ty cổ phần,
thành lập công ty tnhh,
thành lập công ty tnhh 2 thành viên,
dịch vụ thành lập công ty giá rẻ,
nhân sự kế toán,
dịch vụ pháp lý,
thành lập doanh nghiệp,
điều chỉnh bổ sung kinh doanh,
dịch vụ giải thể doanh nghiệp,
dịch vụ nhân sự,
nhân sự kế toán.
Nếu có gì thắc mắc và tư vấn, quý khách có thể liên hệ vào các địa chỉ sau để được hỗ trợ tốt nhất:
Điện thoại: 090 947 2742 ( Mr. Được )
Website: https://taxtrongtin.com.vn
Email: tuvan@taxtrongtin.com.vn.vn
Facebook: Đại Lý Thuế Trọng Tín