Ám ảnh
Ngôi mộ đặc biệt đó nằm ở nghĩa trang Từ Châu, thuộc xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Nó được xây dựng lên bởi ông Nguyễn Văn Nho và nhóm thiện nguyện Bắc Ái của xã Liên Châu từ năm 2008.
Nói về “cơ duyên” khiến mình làm cái việc không giống ai đó, ông Nho cho biết, trong một lần đi khám bệnh ở bệnh viện huyện, chứng kiến những cô gái còn trẻ vào đây phá thai ông cảm thấy rất đau xót. Đêm nằm ngủ, những hình ảnh lúc chiều trong viện cứ ám ảnh, những câu hỏi cứ khiến ông day dứt: Làm gì để giúp họ? Làm sao để những đứa trẻ tủi phận được yên nghỉ tử tế?... Cả đêm thức trắng và ông đi đến một quyết định: Sẽ đến các bệnh viện, phòng khám xin xác hài nhi về mai táng ở nghĩa trang. Đó là cách mà ông nghĩ sẽ an ủi được phần nào cho các hài nhi xấu số, không được sống trên cõi đời này. Xem thêm
tin tuc phap luat tại 24h.com.vn
Ngôi mộ không tên của hơn 2 vạn hài nhi ở nghĩa trang Từ Châu. Ảnh: Phùng Bình
Việc làm của ông Nho khiến gia đình phản đối gay gắt, còn hàng xóm thì dị nghị, tưởng ông bị… ma nhập. Bà Nguyễn Thị Linh, vợ ông Nho không khỏi trăn trở khi nói về việc làm của chồng. Bà bảo, trước đây hai vợ chồng hay mâu thuẫn nhau vì việc làm “quái dị” của ông Nho, khuyên ông bỏ “nghề” nhưng chẳng ăn thua, nên bây giờ phải… ủng hộ. Bà Linh chỉ mong muốn, người đời có cái nhìn tích cực hơn và việc làm ý nghĩa của chồng mình và những người khác. Xem thêm
an ninh trong ngay tại 24h.com.vn
Nhìn ngôi mộ được chia làm nhiều ngăn mà ông mới xây năm nào giờ đã được lấp kín, cách đây mấy hôm, ông lại phải đào hố và mở rộng thêm 4 ngăn nữa. Nó nằm im lìm trong nghĩa trang Từ Châu đã 5 năm nay nhưng gần như ngày nào cũng được cắm hoa và thắp hương. Ngôi mộ không cầu kỳ, hoa văn này luôn được hương hoa đầy đủ, nhưng ông Nho bảo đây là ngôi mộ cô đơn nhất. Bởi ngoài ông và các thành viên đến thăm viếng thì gần như không có một người thân nào của các bé đến đây thăm cả. Đó là điều khác biệt so với hàng nghìn ngôi mộ khác trong nghĩa trang này.
Có hàng vạn sinh linh được chôn cất nhưng ngôi mộ này không có tên, không tuổi, không ngày tháng sinh, năm mất. Sau một hồi cộng tính, ông Nho đưa ra một con số khiến ai nghe cũng phải giật mình: Đã có hơn 24.480 hài nhi được an táng trong ngôi mộ này.
Mong được thất nghiệp
Chia sẻ về kinh nghiệm bao nhiêu năm trong “nghề”, ông Nho bảo, tìm đến phòng khám, bệnh viện để phá bỏ giọt máu của mình thì mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp ông gặp rất đau lòng. Xem thêm
báo pháp luật tại 24h.com.vn
Ông Nguyễn Văn Nho, người 5 năm đi xin xác hài nhi về chôn cất
Năm 2009, nhóm ông gặp một cô gái còn rất trẻ, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đến phòng khám tư để phá bỏ nhưng do cái thai đã lớn nên không thực hiện được. Cô gái hoảng loạn định nhảy lầu tự tử. Lúc đó, các bác sĩ, nhân viên của phòng khám cùng ông và một số thành viên có mặt ở đó đã khuyên răn cô, cô gái nghe lời không nhảy lầu nữa. Sau ít tháng, cô gái đó đã hạ sinh một bé gái xinh xắn. Đến nay, bé gái đã được 4 tuổi.
Tương tự, có trường hợp ở huyện Thanh Oai, chồng bị tàn tật và gia đình rất nghèo. Khi bị “vỡ” kế hoạch họ cũng có ý định đi phá bỏ nhưng do cái thai quá lớn, nhóm Bắc Ái đã khuyên và hứa sẽ giúp đỡ họ. Khi người mẹ hạ sinh, bà nội của cháu đã đón cháu về nuôi. Bà đã cảm ơn ông Nho và các thành viên trong nhóm Bắc Ái. “Những việc làm đó của chúng tôi là rất nhỏ nhoi, tựa như hạt cát giữa sa mạc nhưng một lời cảm ơn cũng phần nào an ủi những việc chúng tôi đang làm. Tôi chỉ hi vọng, những bạn trẻ trước khi làm việc gì đi quá giới hạn hãy dừng một phút để suy nghĩ về hậu quả của nó”, ông Nho chia sẻ.
Để có kinh phí làm những việc thiện nguyện này, ít ai biết rằng, trong những năm qua, nhóm Bắc Ái mà ông Nho là trưởng nhóm phải “vận dụng” đủ thứ: Chia nhau đi bán bóng bay ở các nhà thờ, dựa vào tấm lòng hảo tâm của người dân, đi gom phế thải… Số tiền thu lại tuy không nhiều, nhưng chi phí bỏ ra cho hoạt động này cũng khá lớn. Chỉ riêng việc xây dựng ngôi mộ cũng đã tiêu tốn 50 - 60 triệu đồng, tiền mua dụng cụ vệ sinh để các thành viên làm, thùng xốp, tủ lạnh, xăng xe, hương khói cũng không phải ít.
Để công việc được thuận lợi, ông Nho phải mua một cái tủ đông lạnh, cứ khi nào các thành viên mang xác các hài nhi về ông lại khâm liệm, quấn vải trắng rồi đặt ngăn nắp trong đó. Khoảng 2, 3 ngày, ông lại mang ra đặt vào một ngăn trong ngôi mộ rồi lấp xi măng, bịt kín. Đối với những thai nhi quá lớn, ông sẽ tiến hành khâm liệm và mai táng luôn.
Chiều muộn, giữa không gian vắng lặng nơi nghĩa trang Từ Châu, ngôi mộ với hàng vạn thai nhi khiến ai một lần đến thăm cũng không khỏi ám ảnh. Không tự hào về việc làm của mình, ông Nho luôn coi đó là nỗi buồn. Ông chỉ mong rằng, cái nghề mà ông đang “theo đuổi” một ngày sẽ thất nghiệp. Nếu được như thế thì ông hạnh phúc lắm.
Theo Phùng Bình (Gia đình & Xã hội)