Chuẩn bị, trang hoàng bàn thờ ngày Tết miền Nam với đồ lễ, mâm ngũ quả và mâm cơm cúng là truyền thống bao đời nay, thể hiện lòng biết ơn và gìn giữ nét đẹp văn hóa trong các gia đình. Dưới đây là tất tần tật các nguyên tắc, đặc trưng cần biết khi bài trí bàn thờ ngày Tết miền Nam.
1. Thời điểm dọn dẹp, trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam
Việc trang trí bàn thờ mỗi dịp Tết đến Xuân về là một nghi lễ quan trọng, thường được thực hiện vào các thời điểm cụ thể theo tín ngưỡng dân gian.
Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Công ông Táo, là thời điểm truyền thống để trang trí bàn thờ gia tiên, chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán ở các vùng miền, kể cả miền Nam.
Đây không chỉ là quá trình chuẩn bị vật phẩm cúng mà còn là cách tôn vinh và biểu dương công đức của tổ tiên, các vị thần linh đã đồng hành và mang lại hạnh phúc cho gia đình suốt năm qua.
Theo phong tục thờ cúng miền Nam, ngày 30 tháng Chạp cuối cùng của năm cũng là dịp quan trọng để trang trí bàn thờ gia tiên. Khi mọi công việc phải hoàn tất, cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam thể hiện sự chu đáo và sẵn sàng bước sang năm mới với không gian nội thất phòng thờ sạch sẽ, an tâm.
Tuy cách bài trí bàn thờ ngày Tết miền Nam có thể khác nhau giữa các gia đình nhưng điểm chung vẫn là lòng tôn kính, tri ân của mỗi người với các bậc bề trên, cầu mong một năm mới tràn đầy an khang, phúc lộc và thành công.
2. Bàn thờ ngày Tết miền Nam thường có những gì?
So với bàn thờ ngày Tết miền Bắc, đồ lễ đặt trên bàn thờ, tủ thờ ngày Tết miền Nam phổ biến như sau:
2.1. Đối với đồ trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam
+ Nến hoặc đèn dầu: Tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, mang ý nghĩa soi sáng, dẫn đường cho con cháu.
+ Hoa tươi: Tượng trưng cho sự tươi mới, may mắn, mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng. Cắm hoa trên bàn thờ phải là hoa tươi, tránh không dùng hoa giả.
+ Trầu cau, liễn đối: Một số gia đình vẫn giữ phong tục thờ cúng miền Nam với trầu cau - tượng trưng cho sự gắn kết, hòa thuận, mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình hạnh phúc, bền lâu.
Còn liễn đối thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.
2.2. Đối với đồ thờ cúng đặt trên bàn thờ ngày Tết miền Nam
+ Bát hương: Cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam luôn có bát hương vì đây là vật phẩm quan trọng nhất trên bàn thờ đứng hay bàn thờ treo tường, dùng để thắp hương, thờ cúng tổ tiên, thần linh.
+ Lư hương: Dùng để đốt trầm hương, tạo hương thơm thanh khiết, xua đuổi tà khí.
+ Chén nước: Tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình luôn bình an, vui vẻ.
+ Mâm ngũ quả: Thể hiện tấm lòng, mong ước của gia chủ dâng lên ông bà tổ tiên, là lễ vật đặc trưng, không thể thiếu khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam.
Được biết, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc bao gồm 5 loại quả, mỗi loại có một màu sắc tượng trưng cho ngũ hành tương sinh.
Tuy không có quy định cụ thể về loại quả nào được hoặc không được sử dụng nhưng bưởi và chuối được coi là những loại quả chính yếu trên mâm ngũ quả miền Bắc. Còn lại, gia chủ có thể lựa chọn từ xoài, quýt, táo, ổi... tùy thuộc vào sở thích.
Ở miền Nam, mâm bồng được bày cố định với những loại quả nhất định như mãng cầu, xoài, sung, dừa, đu đủ mang ý nghĩa "Cầu xài sang vừa đủ".
Mâm bồng, mâm ngũ quả không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng hy vọng cho sức khỏe, công việc thuận lợi và tài lộc dồi dào trong năm mới. Đây là truyền thống, phong tục thờ cúng miền Nam thể hiện lòng biết ơn và hy vọng vào những điều tích cực trong cuộc sống.
+ Mâm cơm cúng: Là những món ăn được bày biện đẹp mắt, ngon lành, dâng lên bàn thờ ngày Tết miền Nam.
Hầu hết mâm cơm cúng gia tiên miền Nam không chú trọng quá nhiều về mặt hình thức mà thiên hướng về khẩu vị gia đình nhiều hơn.
Các món ăn thường có như: Bánh tét, củ kiệu, thịt kho tàu, thịt luộc, giò chả, chả ram… Đặc biệt, canh khổ qua nhồi thịt được xem là món đặc trưng với ý nghĩa cầu mong mọi khổ ải sẽ qua đi để chào đón một năm mới vui vẻ, nhiều may mắn và tài lộc.
+ Giấy tiền, vàng mã: Tượng trưng cho tiền tài, của cải, mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc.
Ngoài ra, tùy theo điều kiện kinh tế và cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam củatừng gia đình mà đồ lễ đặt trên bàn thờ có thêm một số vật phẩm khác như:xôi, rượu, trà, nước ngọt...
. Một số lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam
Tương tự việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, bàn thờ miền Nam cũng có những lưu ý như:
+ Trước khi trang trí bàn thờ, gia chủ cần dọn dẹp, lau chùi bụi bẩn kỹ càng, cẩn thận.
Ăn mặc lịch sự, không được mặc quần hoặc váy ngắn trên đầu gối kẻo mang tội bất kính với tổ tiên.
+ Dùng nước ấm để lau rửa bài vị, tốt nhất là dùng nước mưa đun sôi để ấm vì quan niệm dân gian cho rằng nước mưa là tinh tuý của trời đất.
Nếu gia đình có thờ Phật, hãy lau dọn bàn thờ Phật trước, không được lau dọn bàn thờ gia tiên trước vì sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần.
+ Việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam hay bàn thờ ngày Tết miền Bắc xuất phát từ tâm, vật chất xa hoa không quá quan trọng.
Nếu như gia đình bạn không đủ điều kiện để chuẩn bị những lễ vật cao sang, trang trọng, bạn có thể xin với gia tiên làm một mâm cúng nhỏ nhưng vẫn thể hiện tâm ý của gia đình.
+ Thông thường, đồ lễ sẽ được bày biện theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ trái sang phải.
Bát hương được đặt ở vị trí trung tâm, cao nhất trên bàn thờ. Hai bên bát hương là lư hương và chén nước. Đĩa hoa quả được đặt ở phía trước bát hương. Mâm cơm cúng được đặt ở phía sau bát hương. Giấy tiền vàng mã được đặt ở phía dưới cùng của bàn thờ.
Ngoài ra, đồ lễ trên bàn thờ ngày Tết miền Nam cũng có thể được bày biện theo một số cách khác, tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục thờ cúng miền Nam trong từng gia đình.
+ Nên thắp nhang thường xuyên để không gian thờ cúng luôn được ấm áp.
4. Các mẫu bàn thờ ngày Tết miền Nam đẹp
Để cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam đẹp và chuẩn phong thủy,các mẫu bàn thờ ngày nay có đủ kiểu dáng, mẫu mã theo phong cách cổ điển, truyền thống lẫn đơn giản, hiện đại.
Trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam không chỉ là nơi thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và tâm linh.
Chất liệu sản xuất ưu tiên gỗ tự nhiên chất lượng tốt, đã qua phơi sấy và được gia công kỹ lưỡng, chạm trổ tinh tế, thẩm mỹ.
Hiện tại, các mẫu bàn thờ gia tiên miền Nam mang ý nghĩa và tiện ích, tiện nghi đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong việc truyền thống và hiện đại hóa không gian thờ cúng, hội tụ sự giao thoa văn hóa và phát triển nét đẹp truyền thống trong các gia đình.
Tại TPHCM, Nội Thất Viva và xưởng sản xuất độc quyền luôn có sẵn các mẫu bàn thờ gỗ, bàn thờ ngày Tết miền Nam cao cấp, giá xưởng cho bạn tham quan, đặt hàng!
Nội Thất Viva luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!
✔️ Miễn phí giao hàng & lắp đặt nội thành
✔️ Hỗ trợ trả góp 0%
✔️ Bảo hành 2 năm
✔️ Bảo trì trọn đời
----------------------------------------------------------------
NỘI THẤT VIVA - TỐT GỖ TỐT CẢ NƯỚC SƠN
- Website:
https://noithatviva.vn
- Xem thêm: https://noithatviva.vn/tin-tuc/trang-tri-ban-tho-ngay-tet-mien-nam-sao-cho-gon-dep-chuan-phong-thuy.html