Ảnh hưởng của việc li tán gia đình đến đời sống tâm lý của trẻ
prince.new01 > 07-03-2011, 03:17 AM
Ảnh hưởng của việc li tán gia đình đến đời sống tâm lý của trẻ
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Gia đình cũng là yếu tố tạo nên căn nguyên quan trọng trong các sang chấn tâm lý, các rối nhiễm tâm lý ở trẻ. Trong thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ chính là sự li tán trong gia đình.
Em Thanh Quang, 13 tuổi, đang là một học sinh ngoan ngoãn, học giỏi của một trường cấp 2 trên địa bàn TP Biên Hoà. Gần đây em thường chơi bời cùng các bạn bè xấu, tập hút thuốc và đôi khi cãi lời mẹ, em thường tự đấm vào ngực và có những cử chỉ lời nói láo với hai chị gái của mình, em thường cho rằng không ai hiểu mình... Mẹ của Thanh Quang hoang mang lo lắng về hành trạng của con, bởi trước đây Thanh Quang hoàn toàn không như vậy, em ngoan ngoãn, nghe lời chăm chỉ giúp việc nhà và học giỏi. Nguyên nhân của những tình trạng này là do Thanh Quang thiếu hụt sự chăm sóc, uy quyền của người cha, bởi cha em đã mất cách đây hơn một năm do tai nạn giao thông. Cạnh đó, mẹ em em là người phụ nữ quá hiền lành, nhu nhược, nhiều khi bà chuyển di tình cảm dành cho chồng vào đứa con duy nhất. Trong khi đó, Thanh Quang lại là đứa trẻ tuổi dậy thì, cái tuổi đang luôn muốn khẳng định mình và rất cần những chia sẻ từ cha mẹ, đặc biệt là sự giáo dục của cha, tuy nhiên em lại thiếu hụt điều đó. Chính vì vậy, em cứ nghĩ mình đã là người lớn và người lớn thì phải thể hiện bản lĩnh như một người đàn ông thực thụ bằng các hành vi như hút thuốc, đánh nhau, có chính kiến riêng của mình...
Bé Quỳnh Thi, 3 tuổi, nhà ở Bình Dương được bà ngoại đưa đi khám bệnh với các triệu chứng nhu đau đầu, đau bụng, buồn nôn, em chán ăn và thường xuyên giật mình la hét vào ban đêm... Sau khi em đã được các bác sĩ đa khoa cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, điện não... mà không phát hiện các dấu hiệu dẫn đến tình trạng bệnh cơ thể đặc biệt. Bé được chuyển sang thăm khám về tâm lý và được các bác sĩ tâm lý kết luận là một trường hợp rối nhiễu tâm lý, các rối loạn đau dạng cơ thể có căn nguyên bệnh sinh bởi các yếu tố tâm lý xã hội. Bà của Quỳnh Thi kể, khi bé được 2 tuổi thì ba mẹ của bé chia tay nhau, ba của bé bỏ theo một cô gái bán bia ôm và từ đó không quay lại thăm vợ, con nữa, vì vậy hai mẹ con Quỳnh Thi phải sống với ông bà ngoại. Mẹ của bé rất đau khố và buồn chán, chị thường xuyên tâm sự những suy nghĩ đó với con gái còn quá nhỏ, đôi khi bực tức, hay cáu gắt chuyện gì thì chị lại lôi bé ra chửi bới và trút mọi sự giận dữ lên đầu con. Bởi vì vậy, bé bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress từ mẹ, điều đó ẩn chứa cả trong vô thức và thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng hốt, sợ hãi... cuối cùng là một tình trạng bệnh lý tâm căn như trên.
Em Quốc Thành, 18 tuổi lại đến đến Trung tâm với tâm trạng tuyệt vọng, chán chường, em mất mọi hứng thú học tập, sinh hoạt... Em đang học bổ túc và học nghề, tuy nhiên hiện nay đã phải nghỉ học bởi các triệu chứng rối loạn tâm thần của mình. Các chuyên gia phải yêu cầu em đến trung tâm để được giúp đỡ bởi em đã rơi vào trạng thái bệnh lý trầm cảm và cần phải được điều trị bằng các liệu pháp chuyên sâu. Qua khai thác thông tin hồ sơ tâm lý của em, các chuyên gia nhận thấy có một đặc điểm quan trọng đó là sự ra đi của người mẹ. Cách đây 5 năm, do mâu thuẫn và không chịu nổi sự cực khổ của một cuộc sống thiếu thốn, người mẹ đã bỏ nhà ra đi theo một người đàn ông giàu có. Người cha rất đau khổ và hận bà, kể cả sau này đã có một gia đình riêng, sự hận thù đó vẫn còn âm ỷ trong ông. Còn với Thành, khi đã đủ lớn để có thể nhận thức cuộc sống, sự hận thù của người cha đã chuyển sang em lúc nào không biết. Bên cạnh đó, em thuờng xuyên bị bạn bè trêu chọc và xuyên tạc. Người mẹ kế thì lại quá khắc nghiệt, luôn tìm mọi cách để đày đoạ em, dần dần em rơi vào trạng thái tâm lý tự ti, mặc cảm, chán chường... Khi bắt đầu vào tuổi dậy thì, em đã có nhũng triệu chứng của trầm cảm, nhưng gần đây em mới dám gọi đến Trung tâm để nhờ giúp đỡ, và trước đó em đã tự tử hai lần nhưng không thành....
Nguyên nhân
Sự li tán gia đình, dù ở trường hợp nào cũng để lại những sang chấn về mặt tâm lý rất nặng nề đối với các em, thậm chí, có em rơi vào các trạng thái rối loạn tâm thần, nhiều em nghiện các chất kích thích, ăn cắp, đánh nhau... Các nhà tâm lý học cho rằng, gia đình là một hệ thống vững chắc và trẻ em chỉ là một thành phần trong hệ thống đó. Nếu một thành phần trong hệ thống đó bị phá vỡ thì thường dẫn đến những tác động ghê gớm đối với cả hệ thống, mà đa phần là những tác động xấu và đứa trẻ chỉ là sự bộc lộ những hậu quả xấu của sự phá vỡ đó.
Bên cạnh đó, những gia đình ly tán thường để lại mộghĩ xấu của xã hội gán cho họ, bởi li tán gia đình thường là những trường hợp như li dị, cha hoặc mẹ bỏ nhà ra đi... mà đặc biệt là đối với xã hội phương Đông. Vì thế trẻ em thường là những thành viên trong gia đình phải chịu hậu quả từ phá những dư luận xã hội đó. Và đương nhiên, nhưng dư luận xã hội đó là có ác ý và do đó các em phải trải qua những khó khăn về tâm lý nhất định và thường là những sang chấn, những tổn thương về tâm lý.
Giải pháp
Trong quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng thường xuyên chứa đựng những mâu thuẫn tiềm tàng hoặc mầu thuẫn bộc phát. Đó có thể là những mâu thuẫn gay gắt hoặc tiềm ẩn trong quan hệ vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng lại biểu lộ sự bất hoà bằng cách lẩn tránh nó vào công việc để kiếm tiền, kiếm danh vọng, và coi đó là sự bù trừ cho mâu thuẫn gia đình, nhiều cặp vợ chồng lại tạo áp lực lên chính con cái của họ do có mâu thuẫn với đối phương, coi con cái như hình ảnh của đối phương để trút giận.
Một gia đình lý tưởng là rất khó, nhưng không hẳn là ta không tạo đuợc nó một cách tương đối. Một đứa trẻ khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác phải được nuôi dưỡng trong một gia đình có sự tôn trọng, yêu thương và quý mến nhau. Điều đó là mới vấn đề lớn cần phải có sự điều chỉnh của cả hệ thống gia đình, nhưng nó lại đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ và chúng ta phải cố gắng thực hiện.
Ngay từ khi còn nhỏ, hãy cố gắng giáo dục cho trẻ có một tính tự lập, nhân cách vững vàng và ý chí tự tin. Như vậy trẻ có thể tự vượt qua những sang chấn tâm lý mà trẻ phải trải qua, đặc biệt là trẻ có thể tự lập bản thân khi gia đình li tán. Mâu thuẫn vợ chồng, gia đình là những mâu thuẫn của người lớn vói nhau, đôi khi trẻ con lại là nhân tố ở giữa và phải hứng chịu điều đó. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tâm niệm một điều, đừng bao giờ lôi con cái vào những mâu thuân của mình.
Tránh chỉ trích, nói xấu, thậm chí đánh chửi nhau trước mặt con trẻ. Khi li tán đã trở thành sự thật và gia đình đột nhiên mất một thành viên, cha hoặc mẹ hãy cố gắng là những người chia sẻ với con cái. Có thể lúc đó bạn cũng đang rơi vào trạng thái stress nhưng hãy cố gắng tạo niềm tin cho con. Giải thích một cách tế nhị và tâm lý lý do sự vắng mặt của cha hoặc mẹ. Tránh những cú sốc đối với trẻ để có thể tạo thành một sang chấn tâm lý.