Cậu nhỏ bỗng ngủ gật giữa chừng
“Cậu nhỏ” luôn ở trạng thái “ngủ gật” đẩy “khổ chủ” vào thế “lực bất tòng tâm” không
rõ nguyên nhân khiến các quý ông hoảng loạn. Tuy nhiên, chữa khỏi bệnh lý này không quá khó, chỉ cần bệnh nhân đến phòng khám sớm khi thấy có những biểu hiện bất thường - các chuyên gia khuyến cáo.
Đột ngột “dở chứng”
TS. Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Tại bệnh viện, khá nhiều trường hợp bị viêm tắc động mạch nhưng lại đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn khám vì cho rằng “cậu nhỏ” có vấn đề?!
Có anh chồng tìm đến bệnh viện tỏ ra khá hoảng hốt than rằng: Thời gian gần đây vợ chồng anh thường xuyên rơi vào cảnh “phòng lạnh” vì “cậu nhỏ” bỗng trở nên vô dụng. Vợ thì giận dỗi cho rằng chồng không còn thương mình nữa khiến anh chồng hết sức khổ tâm. Kết quả khám bệnh cho thấy anh ta bị tắc động mạch ở chân. Vừa nghe bác sĩ thông
báo là mình tắc động mạch, anh ta đã vội ngắt lời: “Em đến khám “cái đó” trước thì các bác cứ khám cho em “cái đó” đã. Còn viêm tắc động mạch, động miếc gì đó thì em khám sau. Cái này khẩn với em hơn, để lâu chúng em tan cửa nát nhà...”.
Cũng theo TS. Vệ: “Có bệnh nhân khi đến đây da chân đã biến màu, tái nhợt nhưng khi bác sĩ tiến hành kiểm tra động mạch ở chân thì anh ấy lại cầu cứu: “Khám chân em sau. Bác sĩ cứ khám “chân kia” trước đã. Nó làm em khổ sở gần tháng nay rồi”.
“Có bệnh nhân khi đến đây da chân đã biến màu, tái nhợt nhưng khi bác sĩ tiến hành kiểm tra động mạch ở chân thì anh ấy lại cầu cứu: “Khám chân em sau. Bác sĩ cứ khám “chân kia” trước đã. Nó làm em khổ sở gần tháng nay rồi”.
Tại Khoa Chẩn đoán và Can thiệp mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không ít bệnh nhân được chuyển đến từ phòng khám khi chân đã bị hoại tử do bị viêm tắc động mạch. Khi đến đây một số bệnh nhân được bác sĩ hỏi vui: “Chân thế này, chắc “khoản kia” kém lắm nhỉ”? Có bệnh nhân thật thà: “Chân thì mới hỏng thôi bác sĩ ạ, còn “khoản kia” thì em hỏng lâu lắm rồi”.
Cậu nhỏ” luôn ở trạng thái “ngủ gật” đẩy “khổ chủ” vào thế “lực bất tòng tâm” không rõ nguyên nhân khiến các quý ông hoảng loạn (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo giải thích của TS. Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán và Can thiệp mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Triệu chứng “cậu nhỏ” thiếu hoành tráng có thể là một trong những biểu hiện của giai đoạn đầu bệnh lý tắc động mạch; Nhưng thường bệnh nhân không ý thức được điều đó. Do tâm lý e ngại, rất ít nam giới đi khám khi thấy “cậu nhỏ” có vấn đề nên mới khiến bệnh tình nặng thêm, không những “hỏng hàng” mà còn nguy cơ hỏng cả chân”.
Bệnh phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn
Cách tránh bệnh tắc động mạch
Để hạn chế tình trạng mắc bệnh, mọi người cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách thực hiện chế độ ăn tiết chế chất béo nhằm tránh xơ vữa động mạch, bỏ hút thuốc lá. Nếu có bệnh tiểu đường thì cần ăn uống tiết chế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đường huyết được kiểm soát tốt. Cần đi bộ nhẹ nhàng, không nên luyện một cách quá mức ngay từ lần tập đầu tiên. Giữ gìn vệ sinh vùng đầu ngón tay, chân hay bàn chân, đặc biệt với những người mắc bệnh tiểu đường.
Theo TS. Lê Văn Trường: Viêm tắc động mạch chi là bệnh lý khá phổ biến ở nam giới. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với bệnh đau xương khớp, đau cơ hay thần kinh ngoại vi...
Sau đó người bệnh thấy đau, mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ. Nguyên nhân hàng đầu của hẹp, tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng chân và bàn chân là do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới. Đối tượng thường mắc là người mắc bệnh tiểu đường, nghiện thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, ít vận động, béo phì, chế độ ăn thiếu các vitamin, căng thẳng tâm sinh lý kéo dài...
TS. Lê Vương Văn Vệ cũng cho biết thêm, biểu hiện đầu tiên của viêm tắc là cảm giác lạnh và dị cảm như tê bì, kiến bò ở chân bị bệnh, vận động thấy nhanh mỏi... Tuy nhiên, ngay ở giai đoạn đầu này việc lưu thông máu đã có vấn đề. Sự hoành tráng của “cậu nhỏ” cũng bị
ảnh hưởng từ giai đoạn này do máu cấp về “vùng trung tâm kém”. Thấy “cậu nhỏ” có vấn đề hầu hết các quý ông mắc bệnh này đều lo ngại. Không ít trường hợp đã rơi vào trạng thái mặc cảm. Họ cho rằng bản lĩnh của mình bắt đầu bị tuột dốc do tuổi tác với suy đoán chủ quan rằng hết “cậu nhỏ” hỏng lại đến chân tay có vấn đề. Nhưng kỳ thực căn nguyên lại là do động mạch chứ không phải ở “cậu nhỏ”...
Hãy chữa trị để lấy lại 'niềm vui' (Ảnh minh họa)
Cũng theo TS. Lê Vương Văn Vệ, quý ông có thể phát hoảng ngay từ những ngày đầu bị viêm tắc động mạch vì sức khoẻ của “cậu nhỏ” có thể bị ảnh hưởng ngay từ giai đoạn này, biểu hiện rõ nhất là khả năng cương cứng giảm. Vì tắc động mạch sẽ tác động lên thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, gây ra các phản ứng co thắt. Động mạch bị co thắt kéo dài gây thiếu máu cục bộ và đau đớn. Khi động mạch bị co thắt liên tục và dẫn đến các biến đổi ngày càng nặng như lớp cơ của thành động mạch tăng sinh, lớp nội mạc động mạch dày lên, thoái hoá thần kinh giao cảm của thành động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại và dần dần tạo nên các cục nghẽn... Quá trình này làm tắc động mạch hoàn toàn, vùng tổ chức do động mạch nuôi dưỡng bị thiếu máu nặng dẫn tới hoại tử, gây đau đớn và nhiễm khuẩn nhiễm độc.
Một số chuyên gia khác cũng chia sẻ: Với một số nam giới, có thể tuần trước “cậu nhỏ” vẫn hoạt động bình thường, thậm chí thuộc diện “khủng”, nhưng chỉ trong thời gian ngắn do nghẽn động mạch, đặc biệt nếu cẳng chân đau mà không có lý do, tự nhiên tuần sau,“cậu nhỏ” cũng đột ngột dở chứng!
Khi thấy xuất hiện các cơn đau ở chân, đặc biệt ở bắp chân hay mông, nhất là lúc tập thể dục hay đi bộ, các quí ông cần cảnh giác. Nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì thực tế điều trị bệnh lý này không quá khó, có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Người có nguy cơ cao mắc bệnh lý này thường là những người có vấn đề về hệ thần kinh như bệnh Parkinson, tiểu đường, đa xơ cứng... thường có nguy cơ cao. Tình trạng này cũng thường gặp ở những người hút thuốc lá, uống quá nhiều bia, rượu...