[size=medium]
Nó dường như là lựa chọn duy nhất, nhưng nghiên cứu nói rằng nó không xứng đáng.
An phận là một từ xấu, gây chán nản. Ít người nói thẳng thắn rằng bạn nên an phận với điều kém hơn những gì bạn muốn và xứng đáng trong một mối quan hệ. Ngay cả Lori Gottlieb, tác giả của Marry Him: The Case for Settling for Mr. Good Enough, không đồng ý với cách dùng từ trong tựa đề cuốn sách của cô, một quyết định do nhà xuất bản của cô đưa ra.
Nhưng sức ép sống an phận có thể rất thật, ngay cả nếu nó không được nói công khai. Những người độc thân sau một độ tuổi nào đó có thể bị xem là "quá kén chọn" và bị thúc ép hạ thấp những tiêu chuẩn của họ. Những người độc thân cũng có khả năng đối mặt với sự kỳ thị xã hội do tình trạng độc thân của họ, một hiện tượng mà nhà tâm lý Bella DePaulo gọi là “singlism.” Từ lâu, chúng ta học được rằng giá trị của chúng ta cột chặt với khả năng tìm được một bạn tình của chúng ta; rằng hôn nhân đánh dấu sự chuyển qua tuổi trưởng thành và là mối quan hệ tuổi trưởng thành quan trọng nhất của chúng ta; và chúng ta không trọn vẹn, đầy đủ cho đến khi nào chúng ta tìm thấy nửa còn lại của mình. Và còn có vấn đề về "đồng hồ sinh học" của chúng ta, một điều đòi hỏi phải chú ý mà nghiên cứu gần đây cho rằng cũng ảnh hưởng đến đàn ông.
Không ngạc nhiên khi mọi người cảm thấy vội vã an phận trước khi họ sẵn sàng, hoặc trước khi họ tìm thấy người phù hợp.
Nếu bạn từng thấy bản thân vật lộn với câu hỏi liệu ở một mình thì tốt hơn, hay là an phận—mà Gottlieb gọi là “một trong những nan đề phức tạp, đau đớn và phổ biến nhất mà nhiều phụ nữ độc thân buộc phải vật lộn". Sau đây là bốn lý do được khoa học ủng hộ tại sao bạn nên xem xét việc kiên nhẫn chờ đợi một mối quan hệ làm bạn thực sự hạnh phúc:
1. Sợ cô độc có thể bóp méo những điều ưu tiên của bạn. Một loạt nghiên cứu gần đây phát hiện thấy những người sợ sống độc thân- những người đồng ý với những câu như, "Tôi cảm thấy sắp quá trễ để tôi tìm thấy tình yêu của đời tôi," và, "Khi tôi càng già thì sẽ càng khó khăn hơn để tìm thấy một ai đó”—có nhiều khả năng đặt ưu tiên vào việc có một mối quan hệ hơn là chất lượng của mối quan hệ đó hoặc một người yêu tiềm năng. Trong một nghiên cứu theo chiều dọc, những người sợ sống độc thân thì ít có khả năng kết thúc một mối quan hệ không thoả mãn, và trong một nghiên cứu online giả về hẹn hò, những người đó cũng có nhiều khả năng bộc lộ hứng thú hẹn hò với một ai đó mà hồ sơ trên mạng của họ bao gồm những câu nhẫn tâm như, “Tôi thích những việc tôi làm, vì thế tôi cần một ai đó tôn trọng điều đó và sẵn sàng nhận địa vị thấp hèn hơn khi cần thiết.”
Có phải những người sợ sống độc thân thì hạnh phúc hơn trong những mối quan hệ kém chất lượng vì họ có những tiêu chuẩn thấp hơn- đối với họ thì có bất kỳ quan hệ nào thì tốt hơn là không có mối quan hệ nào?
Không bao giờ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người tham gia sợ hãi trong những mối quan hệ xấu thì cũng bị trầm cảm và cô đơn giống như những người tham gia sợ hãi đang sống độc thân.
Bởi tầm quan trọng của mối quan hệ xã hội đối với hạnh phúc của chúng ta, nên việc chúng ta tìm kiếm những mối quan hệ thân mật là có thể hiểu được, nhưng khi nỗi sợ sống một mình điều khiển những quyết định về yêu đương của chúng ta thì nó có thể dẫn chúng ta đến đánh giá kém và chọn những mối quan hệ không có khả năng kéo dài, khiến chúng ta phiền muộn hoặc thậm chí làm chúng ta dễ bị bạo hành. Nếu chúng ta thực hiện lối tiếp cận "trò chơi giành ghế theo nhạc" trò chơi trong đó những người tham gia sẽ đi vòng quanh một dãy ghế (thiếu một ghế) cho đến khi nhạc dừng lại, rồi người nào không giành được ghế để ngồi vào sẽ phải rời khỏi trò chơi - Gottlieb viết—chúng ta có thể bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo quan trọng nói rằng một người yêu tiềm năng là xấu.
2. Sống độc thân có những lợi ích của nó. Nghiên cứu của DePaulo và các đồng nghiệp nhất quán chỉ ra, những mặt tiêu cực của sống độc thân bị gán ghép bởi định kiến xung quanh nó: Những người độc thân bị giả định sai rằng họ chưa trưởng thành và ích kỷ và họ thậm chí đối mặt với những dạng phân biệt đối xử nào đó, như có nhiều khả năng bị từ chối đơn xin thuê nhà hơn so với một cặp vợ chồng. Trong thực tế, những người độc thân có thể không ích kỷ và cho đi nhiều hơn những người đã kết hôn và những đôi chung sống với nhau: các nghiên cứu chỉ ra họ có nhiều khả năng giúp đỡ bạn bè, các thành viên trong gia đình và bố mẹ đau ốm.
Vạch trần những điều hoang đường tai hại đó có thể giúp chúng ta trở nên thoải mái hơn và chấp nhận tình trạng độc thân ở bản thân chúng ta và những người khác, cho dù nó là một tình trạng tạm thời hay là một lựa chọn trong cuộc sống. Sống độc thân là một cơ hội để xây dựng những tình bạn vững mạnh, cống hiến cho các hoạt động và những mục đích mà bạn đam mê, và phát triển một cảm nhận về giá trị bản thân và bản sắc tâm lý không gắn liền với tình yêu và sự ủng hộ của một người tình. Những trải nghiệm đó sẽ có ích cho bạn nếu và khi bạn thấy bản thân trong một mối quan hệ: nếu bạn cảm thấy thoả mãn trong cuộc sống của bạn độc lập với người yêu của bạn, thì bạn có lẽ ít có kỳ vọng không thực tế rằng người yêu của bạn có thể và nên đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn, một kỳ vọng mà chuyên gia về hôn nhân và lịch sử Stephanie Coontz cho rằng có thể ăn mòn một mối quan hệ theo thời gian.
3. Khả năng tìm thấy tình yêu đích thực có thể xứng đáng để chịu rủi ro của việc không tìm thấy nó. An phận là sự đánh cược an toàn, còn sự kiên nhẫn chờ đợi là một việc mạo hiểm được ăn cả ngã về không. Có một khả năng hợp lý rằng bạn sẽ không tìm được tình yêu đích thực. Nhưng phần thưởng lại lớn hơn rất nhiều. Đối với mỗi câu chuyện bạn được nghe kể về một ai đó quá kén chọn và kết cuộc là sống cô độc và bất hạnh, thì cũng có câu chuyện khác về một ai đó từ chối thay đổi quan điểm của họ (mặc cho gia đình và bạn bè lo lắng) và cuối cùng tìm được một người tuyệt vời khiến cho sự chờ đợi là đáng làm.
Khi nói đến việc đưa ra quyết định về kinh tế (và những quyết định khác), các nhà tâm lý Daniel Kahneman và Amos Tversky đã chứng minh rằng chúng ta không phải lúc nào cũng lý trí. Một kiểu thành kiến, ghét sự mất mát, mô tả xu hướng của chúng ta là trở nên nhạy cảm hơn trước những mất mát hơn là những phần thưởng đạt được, ngay cả nếu số lượng là tương tự. Mất 100 đôla làm chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn việc có được 100 đô la cảm thấy vui, và chúng ta thà tránh bị phạt 5 đôla hơn là được giảm giá 5 đôla. Chúng ta cũng có thể có thành kiến đối với việc tránh né mất mát khi nói đến những mối quan hệ yêu đương, chọn không từ bỏ một mối quan hệ tầm thường ngay cả nếu điều đó sẽ mở ra khả năng kiếm được một mối quan hệ hạnh phúc hơn rất nhiều.
Ghét mất mát là một người bà con gần gũi với ghét mạo hiểm, nó bao gồm ưa thích một sự đánh cược an toàn hơn với phần thưởng kém hơn hơn là một sự đánh cược mạo hiểm hơn với một phần thưởng lớn hơn. Ghét mạo hiểm có thể đôi khi mang tính thích nghi khi nói đến việc đầu tư và quản lý tài chính của bạn, nhưng nó không nhất thiết có tính thích nghi khi nói đến những lĩnh vực khác của cuộc sống, như theo đuổi một nghề nghiệp mơ ước hoặc tìm kiếm một người yêu. Bạn muốn sẽ gặp được tình yêu của đời bạn ở tuổi 40 và trải qua 50 năm tuyệt vời chung sống với họ hơn, hay là mắc kẹt với một ai đó mà bạn không thực sự cảm thấy kết nối với họ trong suốt quãng đời còn lại của bạn? Nếu bạn thích cái đầu hơn thì khi đó đáng để mạo hiểm chờ đợi hơn là an phận.
Một thành kiến khác có thể dẫn đến sự an phận là
nguỵ biện phí tổn chìm (sunk-cost fallacy), bao gồm việc đưa ra một quyết định dựa trên những gì mà bạn trước đây đã đầu tư vào một thứ gì đó (và không thể thu hồi được), như đi xem một buổi hoà nhạc ngoài trời mà bạn đã mua vé dù trời mưa và lạnh và bạn đang ốm. Chúng ta quên rằng dù chúng ta đã trả tiền vé, thì chúng ta vẫn có một sự lựa chọn: đi xem hoà nhạc và trở nên ốm nặng hơn, hoặc ở nhà và nghỉ ngơi: cả hai cách thì chúng ta đều chịu phí tổn của chiếc vé xem nhạc và phải chấp nhận mất mát đó. An phận với một mối quan hệ không hạnh phúc chỉ vì bạn đã đầu tư rất nhiều vào mối quan hệ đó cũng giống như việc đi xem nhạc dù bạn đang ốm, hoặc tiếp tục đầu tư vào một công ty tất phải thất bại. Sự mất mát là không thể tránh khỏi trong những trường hợp đó; vấn đề là liệu bạn có chịu từ bỏ ngay bây giờ và mất mát ít hơn, hay là tiếp tục đầu tư và có nguy cơ mất nhiều hơn.
4. Chấp nhận những khuyết điểm của một người không có nghĩa là phải an phận vì họ. Gottlieb đưa ra một lý lẽ thuyết phục rằng con người đôi lúc quá cầu toàn về những phẩm chất mà họ muốn ở một người yêu và hệ quả là từ chối những người tuyệt vời tiềm năng vì những lý do thiển cận bên ngoài (như không đủ cao) mà không chứng minh là điều quan trọng về lâu dài (như sự tử tế). "An phận" với một ai đó không đẹp trai hoặc tài năng như Brad Pitt có thể không phải là điều xấu. Nhưng khi bạn yêu ai đó, chấp nhận những khiếm khuyết của họ thì không cảm thấy như là an phận. Trong thực tế, một trong những dấu hiệu của một mối quan hệ hạnh phúc đó là xu hướng lý tưởng hoá về người yêu của chúng ta và thậm chí xem những thói xấu của họ là tính tốt. Thay vì phân tích những phẩm chất tích cực và tiêu cực của một người, chúng ta nên nhìn vào bức tranh lớn về họ là ai như một con người và chúng ta cảm thấy thế nào khi chúng ta ở với họ. Nếu mối quan hệ cảm thấy đúng đắn như một khối toàn thể và những nền tảng quan trọng (e.g., hai bạn chia sẻ những giá trị quan trọng), thì khi đó không có điều gì cần phải an phận. Và ai biết được, bạn thực sự có thể tin rằng chồng của bạn đẹp trai và tài năng hơn Brad Pitt.
Rubi dịch
Nguồn:
http://www.psychologytoday.com/blog/in-l...lationship