8 lợi ích kinh tế to lớn khi chuyển dịch sang Cloud Server
tienmanh90 > 09-19-2020, 03:44 AM
Ngoài khả năng giải quyết tác vụ linh hoạt, xử lý dữ liệu dễ dàng, đảm bảo an toàn dữ liệu – bảo mật, việc triển khai Cloud server còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn mà không phải ai cũng nắm rõ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 8 lợi ích quan trọng nhất mà một doanh nghiệp sẽ nhận được khi chuyển dịch sang Cloud server.
1. Tăng khả năng khắc phục sự cố lên đến 38%
2 giờ là thời gian khắc phục sự cố tối đa đối với một công ty sử dụng hệ thống lưu trữ Cloud. Nếu sử dụng phương pháp lưu trữ truyền thống, con số này có thể lên đến 8 giờ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất nhiều hơn khi xảy ra downtime.
Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đều sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp Cloud. Do đó, khi có sự cố, trách nhiệm đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường sẽ thuộc về nhà cung cấp dịch vụ phối hợp quản trị viên. Doanh nghiệp không cần phải đau đầu giải quyết việc này. Bên cạnh đó, các công cụ khắc phục sự cố hiện đại hỗ trợ object-based cloud storage, vì vậy doanh nghiệp không cần tốn thời gian và công sức backup dữ liệu của mình ở nơi khác.
2. Cải thiện tính linh hoạt lên đến 37%
Nhân viên thường không thể truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên server nội bộ của công ty nếu thiết bị của họ không được kết nối trực tiếp. Điều này khiến quá trình giải quyết công việc hằng ngày trở nên khó khăn nếu họ không có mặt tại công ty.
Với Cloud, dữ liệu có thể được truy cập mọi lúc mọi nơi, miễn là có Internet. Hơn nữa, vì không phải mất thời gian để trao đổi dữ liệu, tốc độ xử lý công việc sẽ nhanh hơn.
3. Giảm đến 36% gánh nặng công việc cho bộ phận CNTT
Đối với các doanh nghiệp mà chức năng CNTT chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, họ có thể thuê dịch vụ Cloud server từ một nhà cung cấp uy tín. Mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật nảy sinh hàng ngày sẽ do đội ngũ IT của nhà cung cấp dịch vụ Cloud server giải quyết. So với việc thuê nhân sự riêng, giải pháp này tiết kiệm hơn nhiều.
Thậm chí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT vẫn có thể dùng phương án này để giải quyết các vấn đề hệ thống cơ bản. Đội ngũ CNTT của họ chỉ cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của công ty.
>>> Xem thêm: review dell r740xd
4. Không tốn chi phí bảo trì
Khi triển khai Cloud, doanh nghiệp sẽ nhận được nhận đồng thời tất cả các dịch vụ đi kèm sau từ phía nhà cung cấp, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục:- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
- Giám sát liên tục các thiết bị và kết nối mạng.
- Sao lưu và xử lý các vấn đề cơ bản.
- Đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu.
- Cập nhật thiết bị, công nghệ tiên tiến.
- Các dịch vụ liên quan khác…
Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ không phải bận tâm về vấn đề bảo trì mà có thể tập trung toàn lực vào các nhiệm vụ cốt lõi khác.
5. Vốn đầu tư ban đầu bằng “0”
Với Cloud server, doanh nghiệp không cần đầu tư vào phần cứng đắt tiền với hiệu năng lớn, yêu cầu nhiều bộ nhớ. Mọi thông tin và tác vụ sẽ được lưu trữ và xử lý trên đám mây. Bạn hoàn toàn có thể hoàn thành tốt công việc chỉ với một chiếc laptop nhỏ gọn.
Với Cloud theo mô hình SaaS, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí tối đa khi chỉ cần thanh toán dịch vụ theo tháng và chỉ dùng khi cần thiết. Mọi công nghệ đều được cập nhật tự động và doanh nghiệp sẽ luôn được làm việc với phiên bản mới nhất.
6. Giảm thiểu lượng carbon thải ra môi trường
Cloud giúp giảm thiểu đáng kể lượng Carbon thải ra môi trường.
Một nghiên cứu của Dự án công khai khí thải Carbon (CDP) cho thấy: Trước năm 2020, việc chi 69% để chuyển đổi cơ sở hạ tầng, công nghệ sang Cloud của các doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ USD trở lên ở Mỹ đã tiết kiệm đến $12,3 tỷ lượng điện sử dụng và giảm lượng khí thải CO2, tương đương với 200 triệu thùng dầu. Con số này đủ để cung cấp năng lượng cho 5,7 triệu chiếc xe hơi mỗi năm.
>>> Xem thêm: giá dell r740
7. Nâng cao khả năng thích ứng
Thông thường, server nội bộ của các doanh nghiệp chỉ hoạt động khoảng 15% hiệu suất. Tuy nhiên, vẫn có những thời điểm yêu cầu công suất hoạt động tối đa, đồng nghĩa với việc cần nhiều tài nguyên hơn để xử lý công việc. Việc dư thừa và thiếu hụt tài nguyên như vậy sẽ dẫn đến sự lãng phí không đáng.
Với Cloud, vấn đề trên sẽ được giải quyết nhờ khả năng phân bổ tài nguyên linh hoạt theo nhu cầu. Lúc này chi phí đầu tư vào tài nguyên và bảo trì hoàn toàn có thể giảm đến 50%. Với Cloud, bạn chỉ phải trả tiền cho những gì bạn sử dụng mà thôi!
8. Giảm rủi ro bảo mật dữ liệu
Dữ liệu được xem là tài nguyên quý giá nhất của mọi doanh nghiệp và việc lưu trữ trên đám mây có thể đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu tối đa.
Theo nghiên cứu của Gartner, tính đến năm 2020, 80% các vụ rò rỉ thông tin từ Cloud đều do cấu hình không đúng hoặc xuất phát từ các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp chứ không phải do lỗ hổng từ phía nhà cung cấp.
Do đó, các tổ chức cần chú ý xây dựng và theo dõi quy trình hoạt động nội bộ và đào tạo nhân sự kỹ lưỡng về các vấn đề bảo mật cơ bản.
Kết luận
Mặc dù việc chuyển dịch sang Cloud mang đến những lợi ích không thể phủ nhận, nhưng nhiều doanh nghiệp – tổ chức vẫn còn e ngại, vì chi phí triển khai Cloud không phải là con số nhỏ.
Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Cloud đều cho phép thanh toán theo tháng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ truyền thống xem xét về việc có nên chuyển sang sử dụng Cloud để tiếp nhận những giá trị tuyệt vời của nó hay không!
>>> Xem thêm: giá dell r640