Trong bối cảnh chung của khu vực, xu hướng nhân khẩu học và thu nhập bình quân tăng cao là hai yếu tố chính giúp
thị trường ngành dược Việt Nam duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn. Dược phẩm Việt Nam dự báo hưởng lợi khi đón nhận những cơ hội và xu hướng đổi mới, tạo sự bứt phá trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Chi tiết sẽ được
GMPc Việt Nam trình bày qua bài viết dưới đây.
I. Động lực tăng trưởng ngành dược phẩm Việt Nam trong dài hạn
1.1. Tốc độ già hoá dân số nhanh và nhu cầu chi tiêu tăng
Theo Tổng cục Dân số, đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già với số người trên 65 tuổi dự báo chiếm 14% tổng dân số. Ở cấp độ vi mô, già hoá dân số sẽ mang đến cơ hội phát triển cho dược phẩm Việt Nam. Đối với người cao tuổi, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động.
Tiềm năng của ngành
dược phẩm Việt Nam còn đến từ tăng chi tiêu dược phẩm nhờ tăng thu nhập bình quân và nâng cao nhận thức về sức khoẻ. Theo Statista, thu nhập của người dân sẽ cải thiện khi nhóm trung lưu dự báo chiếm 26% dân số Việt Nam vào năm 2026. Theo Fitch Solutions, chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người Việt Nam dự báo lên mức 2,12 triệu đồng vào năm 2026.
(Nguồn Vneconomy)
1.2. Ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA)
Với việc kí kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp dược trong nước có cơ hội xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới, củng cố mạng lưới phân phối. Ngoài ra, các FTA giúp ngành dược phẩm Việt Nam tăng khả năng tiếp cận vốn, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Động lực tăng trưởng dược phẩm Việt Nam lớn nhất là ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định EVFTA,… nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Đồng thời, các FTA thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức và công nghệ, cũng như đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các nước. Điều này giúp ngành
dược phẩm Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác trên toàn cầu để cải thiện và phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.
1.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi về thuế của Chính phủ
Các hoạt động sản xuất thuốc và các sinh phẩm thuốc dược phẩm, y học cổ truyền…đều là những lĩnh vực đặc biệt được khuyến khích đầu tư và được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
Chính phủ thông qua sửa đổi Luật Dược với các chính sách như tăng cường cung ứng đủ, kịp thời thuốc, nâng cao xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc… Điều này giúp chủ động trong phân phối thuốc, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhằm đáp ứng hội nhập quốc tế.
II. Xu hướng đổi mới ngành dược Việt Nam trong năm 2025
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, cùng với những thay đổi trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, ngành dược phẩm Việt Nam đang trải qua những chuyển đổi sâu sắc. Dưới đây là một số xu hướng đổi mới nổi bật sẽ định hình ngành dược trong năm 2025.
2.1. Xu hướng ngành dược: Đổi mới áp dụng công nghệ
Việt Nam chú trọng ứng dụng công nghệ để tăng tốc, nâng cao quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Nhờ đó, giảm thời gian và chi phí cần thiết để sản xuất thuốc mới, đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng cao. Xu hướng đổi mới áp dụng công nghệ có thể kể đến như:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): AI sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các giai đoạn từ nghiên cứu, phát triển thuốc mới, đến sản xuất và phân phối. AI có thể giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu, tối ưu hóa quá trình sản xuất, và cá nhân hóa phác đồ điều trị.
- Dữ liệu lớn (Big Data): Việc thu thập và phân tích dữ liệu lớn sẽ giúp các công ty dược phẩm hiểu rõ hơn về bệnh tật, nhu cầu của bệnh nhân, và phát triển các sản phẩm mới hiệu quả hơn.
- Blockchain: Công nghệ blockchain sẽ được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong chuỗi cung ứng dược phẩm, từ nguồn gốc nguyên liệu đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thuốc là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, do đó doanh nghiệp tham gia xu hướng này cần đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dược và tiêu chuẩn sản xuất ngành dược. Việc này nhằm đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của ngành
dược phẩm Việt Nam.
2.2. Xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững
Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tác động đến doanh nghiệp dược phẩm trong việc sản xuất, cung ứng và mối quan hệ xã hội.
Một số doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã bắt đầu thực hiện phát triển bền vững sản xuất và kinh doanh như tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng khí thải carbon vào môi trường,…
Ngoài ra, doanh nghiệp dược cũng tăng cường triển khai hoạt động nâng cao trách nhiệm xã hội với cộng đồng như tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí, hỗ trợ viện phí cho người hoàn cảnh khó khăn.
Việc áp dụng xu hướng xanh và phát triển bền vững, cung cấp cho các công ty dược phẩm lợi thế cạnh tranh về mặt kinh tế và xã hội so với các đối thủ khác.
2.3. Xu hướng ngành dược: Y học tái tạo
Y học tái tạo là một lĩnh vực y học đầy hứa hẹn, tập trung vào việc thay thế hoặc sửa chữa các mô hoặc cơ quan bị tổn thương bằng cách sử dụng tế bào gốc. Đây là một trong những xu hướng nổi bật nhất trong ngành y hiện nay, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu về tế bào gốc. Dưới đây là một số ứng dụng của tế bào gốc trong y học tái tạo
- Điều trị các bệnh thoái hóa: Các bệnh như Parkinson, Alzheimer, tiểu đường, và các bệnh tim mạch đang được nghiên cứu để điều trị bằng tế bào gốc.
- Tái tạo mô và cơ quan: Tế bào gốc có thể được sử dụng để tạo ra các mô và cơ quan mới thay thế cho các bộ phận bị tổn thương, chẳng hạn như da, sụn, xương, và thậm chí là các cơ quan phức tạp như gan và thận.
- Điều trị ung thư: Tế bào gốc được sử dụng để điều trị ung thư bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc thay thế các tế bào bị ung thư.
2.4. Xu hướng ngành dược: Tăng cường hợp tác quốc tế
Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực dược phẩm, và hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển này. Năm 2025, xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế trong
ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và mang lại những lợi ích đáng kể.
- Hợp tác sản xuất: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất các sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ: Các công ty nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, công nghệ nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Hợp tác nghiên cứu: Các nhà khoa học Việt Nam có thể hợp tác với các nhà khoa học quốc tế để thực hiện các dự án nghiên cứu chung.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các công ty dược phẩm nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
2.5. Xu hướng xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn cao EU GMP
Tại Việt Nam, hiện nay tiêu chuẩn phổ biến là tiêu chuẩn GMP WHO do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành và được áp dụng trong rất nhiều nhà máy Việt Nam. Song Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn đấu thầu thuốc, trong đó quy định các cơ sở sản xuất thuộc đạt tiêu chuẩn EU GMP mới đủ điều kiện để tham gia đấu thầu thuốc nhóm 1 và nhóm 2, là những nhóm thuốc bệnh viện hoặc phòng khám công thường sử dụng. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU GMP cũng là một trong những điều kiện tiên quyết nếu doanh nghiệp dược phẩm muốn "vươn ra biển lớn", đến các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu. Do đó các ông lớn dược phẩm Việt Nam như Dược phẩm Cửu Long, Dược Hậu Giang, Dược phẩm Savi, Dược phẩm Sanofi, Stellapharm... đã bắt đầu cuộc chạy đua lên chuẩn GMP EU từ cách đây một vài năm. Và chắc chắn sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp gia nhập cuộc đua tất yếu này để tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần trong thời gian tới.
Nhà máy theo tiêu chuẩn GMP EU cần đáp ứng các yêu cầu về hệ thống chất lượng dược phẩm, nhân sự, nhà xưởng và thiết bị, hồ sơ tài liệu, sản xuất, kiểm tra chất lượng. Về mặt nhân sự, nhà xưởng phải có đầy đủ nhân viên có trình độ chuyên môn để thực hiện tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất. Mỗi nhân viên phải hiểu rõ trách nhiệm của mình và được đào tạo liên tục và đầy đủ.
Còn về mặt nhà xưởng và thiết bị, nhà xưởng phải được phải được định vị, thiết kế, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng phù hợp với các hoạt động sẽ được thực hiện. Bên cạnh đó là rất nhiều yếu tố khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng, kiểm tra chất lượng…
Do đó GMP EU thực sự là một ngưỡng cửa "không dễ với" với nhiều doanh nghiệp ngành dược. Nhưng xu thế chung của thế giới luôn là hướng đến các tiêu chuẩn cao hơn và nếu chúng ta chỉ "trung thành" với các tiêu chuẩn thấp thì sẽ dần bị "bỏ lại phía sau". Do đó, dù GMP EU không phải là cuộc đua dễ dàng, nhưng lại là cuộc đua bắt buộc phải tham gia của các doanh nghiệp mong muốn gia tăng thị phần ở các loại thuốc được bán trong bệnh viện và nhà thuốc.
Xem thêm: Tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn cao EU GMP