Bạn có vô tình làm hại động cơ làm việc của bạn?
rubiru > 03-28-2014, 02:37 AM
“Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy bản thân làm việc?” Tôi từng hỏi bản thân câu đó nhiều lần trong cuộc đời tôi.
Nó thật buồn cười. Còn đây là một số câu mà tôi chưa bao giờ hỏi mình:
Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy bản thân ăn pizza?
Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy bản thân nói chuyện với một phụ nữ quyến rũ?
Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy bản thân cởi bộ đồ lạnh, ẩm ướt và trèo vào bồn tắm nước nóng?
Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy bản thân chơi game ưa thích của tôi?
Tại sao có quá nhiều hoạt động hấp dẫn hơn nhiều so với làm việc?
Tôi thấy những hoạt động trên thúc đẩy tôi từ bên trong. Còn công việc của tôi thì thường là không? Tại sao?
Một số hoạt động trên được thiết kế để giúp thỏa mãn những nhu cầu thể lý của tôi ngay lập tức (về thức ăn, tình dục, sự ấm áp). Những hoạt động đó là cần thiết cho sự tồn tại của tôi.
Nhưng, khi chúng ta so sánh những hoạt động giải trí lúc rảnh rỗi với làm việc, thì sự việc trở nên hơi khó hiểu. Làm việc dường như có một mối quan hệ mạnh mẽ hơn nhiều cho sự khỏe mạnh về mặt tiến hóa của chúng ta hơn là chơi game.
Tại sao con người tìm đến các cửa hàng đồ ăn nhanh?
Món thịt bò hầm với cà rốt, bắp cải và khoai tây từng là món ăn ngon nhất. Nhưng bây giờ chúng ta có pizza và bánh ngọt. Và khoai tây cần được tẩm gia vị và chiên nếu chúng muốn nhận được sự chú ý của chúng ta.
Nhiều người đang bắt đầu nghĩ rằng thức ăn nhanh là một kích thích siêu-bình thường đối với con người.
Những thực phẩm toàn phần, với lượng nước nhiều hơn, hàm lượng chất xơ cao hơn, ít muối và gia vị hơn, là những phần thưởng bình thường của hành vi tìm kiếm thức ăn. Chúng ta nên thích những loại thức ăn đó. Nhưng chúng ta không còn thích chúng nhiều như trước. Chúng ta đã nếm pizza, và sự việc có thể không bao giờ vẫn như thế nữa.
Trong trường hợp của đồ ăn nhanh, Pizza đem lại nhiều đường, muối, chất béo và gia vị theo một cách tương đối mạnh khi so sánh với những thực phẩm toàn phần. Vì vậy, hành vi theo đuổi và ăn pizza được củng cố mạnh mẽ hơn hành vi theo đuổi và ăn những đồ ăn có ít gia vị hơn, ít calo và nhiều chất xơ hơn.
Và điều đó có nghĩa là, khi chúng ta đói, và bắt đầu nghĩ đến ăn món gì, thì pizza và những đồ ăn tiện lợi khác nhiều khả năng xuất hiện trong tâm trí chúng ta hơn là món bò hầm đơn giản. Để làm món bò hầm ngon có thể tốn nhiều giờ chuẩn bị, nhưng bạn chỉ tốn vài phút để tống thức ăn nhanh vào bụng, và ta không ngạc nhiên khi con người ăn nhiều thức ăn siêu-bình thường, và ít thức ăn bình thường.
Nếu thức ăn nhanh đóng một vai trò nhân quả trong những vấn đề về tiểu đường và béo phì, thì khi đó đây là trường hợp khác của kích thích siêu-bình thường gây ra hành vi kém thích nghi.
Bây giờ, với quan điểm về “kích thích siêu-bình thường”, hãy quay lại với công việc.
Làm việc như một cách để đáp ứng những nhu cầu tâm lý cơ bản
Theo lý thuyết tự định đoạt (Self Determination Theory), loài người chúng ta có 3 nhu cầu tâm lý chính. Chúng ta có một nhu cầu về tính tự chủ (autonomy), một nhu cầu về năng lực (competence) và một nhu cầu về quan hệ (kết nối với một cộng đồng).
Và, làm việc là một cách tuyệt vời để thỏa mãn những nhu cầu đó.
Nếu bạn là một thợ rèn trong một thị trấn thời Trung cổ, thì công việc của bạn không phải là hoàn hảo. Nó có thể tẻ nhạt, và nhu cầu của mọi người đối với dịch vụ của bạn sẽ có những thăng trầm. Nhưng bạn cũng có thể trau dồi nghề của bạn theo thời gian, và trở thành một bậc thầy về kim loại. Sẽ không có ai chỉ bảo bạn phải làm công việc của bạn như thế nào, bởi vì không có ai giỏi nghề đó như bạn. Và nếu có bất kì ai cần đến dịch vụ rèn, thì bạn là chuyên gia cung cấp dịch vụ đó cho cộng đồng.
Nói ngắn gọn là, nghề của bạn đem đến cho bạn tính tự chủ và cảm giác có năng lực. Và, vì những người khác phụ thuộc vào bạn để có những kỹ năng của bạn cũng như bạn phụ thuộc vào họ để có những kỹ năng của họ, nên công việc của bạn góp phần vào cảm giác kết nối với cộng đồng của bạn.
Chúng ta bị thu hút trước những hoạt động hứa hẹn đem lại tính tự chủ, năng lực và sự kết nối. Và điều đó có nghĩa là chúng ta ít nhất có thể bị thu hút trước một số loại công việc.
Tuy nhiên, có một lý do cho thấy ví dụ này đến từ một thời đại đã qua rồi. Vì một số đặc điểm của thế giới công việc thời hiện đại có thể gây thất vọng cho những nhu cầu tâm lý của chúng ta.
Trong thế giới hiện đại, tính tự chủ thường bị làm mất hiệu lực bởi nhu cầu của các công ty là phối hợp những hoạt động của một nhân viên này với nhân viên khác.
Và cảm giác có năng lực cũng bị làm mất hiệu lực bởi thực tế là chúng ta đang sống trong một ngôi làng có 7 tỷ người thay vì vài trăm người. Trong một ngôi làng thời xưa, chúng ta có thể tốn 500 giờ để đạt được vị trí “chuyên gia” cho một kỹ năng. Nhưng trong thế giới hiện đại, chúng ta có thể phải làm việc cả cuộc đời mà vẫn cảm thấy mình tầm thường.
Đó là chưa nói đến việc nhiều người không yêu thích công việc của họ ngày nay. Thực tế là chỉ có một số người có động cơ tích cực muốn thẳng tiến trong sự nghiệp. Còn phần lớn chỉ “làm việc để mong đến ngày cuối tuần.”
Những hoạt động giải trí lúc rảnh rỗi đang ngày càng lôi cuốn
Con người chúng ta đã phát minh ra nhiều hoạt động giải trí lúc rảnh rỗi, và những hoạt động đáng làm nhất được lựa chọn và thay đổi, còn những hoạt động kém thú vị thì bị quên lãng.
Khi thế giới trở nên nhỏ bé hơn qua vài thế kỷ vừa qua, chúng ta không chỉ có thể chọn những trò chơi giải trí được phát triển trong cộng đồng của chúng ta mà còn những trò được phát triển ở những cộng đồng khác trên thế giới.
Môn ném đĩa là một hoạt động rất hấp dẫn đối với nhiều người. Chơi ném đĩa đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau, đem lại cho con người nhiều cơ hội để phát triển năng lực. Mỗi cú ném đem lại sự củng cố. Đôi lúc sự củng cố là tích cực, và đôi lúc là tiêu cực. Vì có nhiều kiểu ném, và những người chơi có những khả năng thể chất khác nhau nên họ có một số quyền tự do để phát triển một kiểu chơi mang tính cá nhân phù hợp với những khả năng tự nhiên của họ.
Và những kiểu chơi khác nhau có thể trở nên quan trọng khi chơi một đôi. 2 người chơi trung bình với những kỹ năng bổ sung cho nhau có thể thấy bản thân họ ghép cặp trong một nhóm. Và đó là một công thức chắc chắn thành công cho cảm giác kết nối.
Nói ngắn gọn, trò ném đĩa đem đến cho người chơi cảm giác có năng lực, tự chủ và kết nối. Và nó đem đến cảm giác đó nhanh hơn và thuần khiết hơn bất kì công việc nào họ có.
Và điều đó mới chỉ là sự bắt đầu.
Trong quá khứ, những hoạt động giải trí của chúng ta phát triển hơn và lôi cuốn hơn thông qua một quá trình mày mò và chọn lọc tương đối chậm.
Nhưng hiện nay, các nhà phát triển video game rất có ý thức trong việc thiết kế những game để thỏa mãn nhu cầu về tính tự chủ, năng lực và kết nối của chúng ta. Và những game đó đang phát triển ngày càng lôi cuốn hơn.
Ví dụ, Skyrim cho phép người chơi đi đến bất kì nơi nào trong thế giới game gần như bất kì lúc nào, và cho phép người chơi có một số quyền tự do để nhào nặn nhân vật của cô ấy theo hình ảnh của riêng cô ấy. Trò chơi đem lại cho người chơi những người bạn ảo để lập thành một nhóm, và mỗi thành viên của nhóm đóng góp một kỹ năng độc đáo cho sự thành công của nhóm.
Rất ít công việc có thể thỏa mãn nhu cầu về tính tự chủ, năng lực và sự kết nối của một người một cách nhanh chóng và thuần khiết.
Những game như Skyrim, Call of Duty, và World of Warcraft có thể đem đến sự tự chủ, năng lực và sự kết nối cho người chơi, tốt hơn bất kì thứ gì trước đây trong lịch sử. Và những game đó đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Con người dành hàng trăm giờ vào những game đó.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều thích video game. Nhưng các nhà phát triển game đang nhanh chóng tìm ra cách để cung cấp nhiều kiểu kinh nghiệm lôi cuốn nhiều kiểu người khác nhau.
Và những hoạt động khác, như mạng xã hội và video giải trí cũng nhanh chóng phát triển. Điều đó làm dấy lên một câu hỏi khác.
Liệu những hoạt động giải trí của chúng ta có làm hại lòng ham muốn làm việc của chúng ta?
Nếu chúng ta đang đói, và có một ai đó mang một củ khoai tây nướng, thì chúng ta có thể không thích nó, mặc cho thực tế là một củ khoai tây có chứa dinh dưỡng tốt. Và một phần của lí do chúng ta thấy khoai tây không ngon đó là vì những thức ăn thời hiện đại ngon hơn đã làm tăng mức phần thưởng của chúng ta. Những phần thưởng cũ, bình thường không thể bì được.
Khi chúng ta hỏi bản thân “Làm sao tôi có thể khiến bản thân làm công việc của tôi?”, có lẽ chúng ta thấy công việc của mình kém hấp dẫn vì những hoạt động giải trí của chúng ta đã nâng mức phần thưởng của chúng ta, và chúng ta cần một phần thưởng mạnh mẽ hơn để thỏa mãn những nhu cầu tâm lý của mình.
Làm sao chúng ta có thể tăng động cơ làm việc của chúng ta?
Có nhiều lý do giải thích tại sao chúng ta mất động cơ làm việc. Thấy công việc tương đối tẻ nhạt hoặc không gây thích thú chỉ là một lý do.
Nếu chúng ta không rõ ràng về mục đích của công việc của chúng ta thì chúng ta nên xác định mục đích công việc của chúng ta.
Nếu chúng ta không biết làm thế nào để làm một việc gì đó thì chúng ta nên lập kế hoạch kỹ lưỡng hơn hoặc học một kỹ năng mới.
Nhưng nếu chúng ta thiếu động lực vì chúng ta thấy công việc của mình là buồn tẻ, và chúng ta hay nghĩ về những trò giải trí hơn là nghĩ về công việc, thì khi đó chúng ta có thể:
Làm cho công việc của chúng ta trở nên thú vị hơn.
Giảm tiếp xúc với những ‘thức ăn nhanh tâm lý’.
Dừng vui chơi quá nhiều bên ngoài công việc
Đây không phải là lời khuyên phổ biến. Có lẽ một ngày nào đó, khi những robot và các phần mềm làm được mọi công việc của con người, thì chúng ta sẽ được tự do theo đuổi bất kì hoạt động lôi cuốn nào.
Nhưng, nếu bạn nghiêm túc trong việc thăng tiến sự nghiệp thì có lẽ bạn cần giữ cho lòng ham muốn làm việc của bạn mạnh mẽ. Và điều đó có nghĩa là bạn nên xem xét cắt giảm những hoạt động mà bạn thấy lôi cuốn hơn công việc của bạn.
Nếu bạn muốn thành công trong công việc, có lẽ bạn nên từ bỏ game ưa thích của bạn. Hoặc bạn nên giới hạn thời gian trên Facebook. Hoặc bạn nên dừng xem TV.
Lý do là vì những hoạt động đó cạnh tranh để có được thời gian của bạn. Khi đắm chìm trong chúng, bạn có thể làm cho công việc của bạn trở nên buồn tẻ và không hứng thú khi so sánh với những hoạt động đó. Bạn có thể làm hại lòng ham muốn làm việc của bạn.
Nguồn:
psychologytoday