Cách đây nhiều năm, các sinh viên của tôi từng nghe tôi hỏi câu đó. Và tôi hiểu rằng mỗi sinh viên có cách hiểu của riêng họ về điều đó. “Vâng, tôi là một diễn viên giỏi hơn tôi nghĩ.” “Vâng, tôi không chỉ là một doanh nhân giỏi mà còn là một người cha tốt.”
Chúng đều là những cách hay để nghĩ về nó. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể làm theo quan điểm về bản sắc tâm lý, về chúng ta nghĩ mình là ai – và đạt được những kết quả gây bất ngờ khi chúng ta làm theo. Vậy, hãy nói về bản sắc tâm lý và tách rời khỏi những bản sắc “sai” để đạt được sự tự do là con người thực của mình.
Là con người, chúng ta nhanh chóng nhận diện bản thân bằng cách sử dụng hoàn cảnh sống, cách người khác nhìn nhận về chúng ta, hành vi của chúng ta hoặc vị trí của chúng ta trong cuộc sống. Thật thoải mái khi mặc lên người mình những bản sắc đó. Nhưng không có bản sắc nào thực sự là chúng ta. Và vấn đề khi bám vào những bản sắc đó là nó hạn chế sự phát triển của chúng ta, làm chúng ta bối rối khi chúng bị cởi khỏi chúng ta.
Một ví dụ là một người bạn của tôi từng là một võ sĩ ở những năm 20 tuổi. Nhưng cô bị chấn thương nặng ở lưng, do đó cô không thể tập võ được nữa. “Tất cả mọi thứ tôi nghĩ mình có được từng gắn liền với võ thuật: bạn bè tôi, công việc của tôi, thậm chí việc thực hành tâm linh của tôi. Khi tất cả những cái đó biến mất thì còn lại gì?” Cô đi đến chỗ giác ngộ rằng bản sắc tâm lý đích thực của cô vượt ra ngoài khả năng tập võ.
Điều này không phải là khá phổ biến sao? Khi cuộc hôn nhân tan vỡ, đó không chỉ là nỗi đau mất đi người bạn từng yêu thương. Nó cũng là sự mất mát nghiêm trọng của con người bạn từng trở thành: một người vợ, một người chồng, một phần của một cặp vợ chồng. Bạn có thể cảm thấy mình dễ bị tổn thương và khó khăn để sống mà không có bản sắc tâm lý đó. Bây giờ tôi là ai? Bạn cũng đánh mất tương lai mà bản sắc đó đang hướng đến: ngôi nhà, những đứa trẻ, sự an toàn khi về già sống cùng bạn đời.
Hoặc lấy ví dụ về chuyện mất việc. Có quá nhiều người, đặc biệt trong nền văn hóa của chúng ta, đồng nhất bản thân với công việc hoặc vị trí của họ. Khi mất công việc đó, bất kể vì lý do gì – ngay cả khi về hưu – mọi người thông báo cảm thấy vô dụng, vô giá trị hoặc xấu hổ, bẽ mặt. Tại sao? Vì họ không còn chỉ đến một bản sắc mà nói “Tôi là một kế toán.” Hoặc “Tôi là giám đốc của một công ty quảng cáo.”
Chúng ta thậm chí vào bám vào những bản sắc tâm lý tiêu cực. “Tôi là người mắc bệnh tiểu đường” hoặc “Tôi không giỏi kiếm tiền”. Lợi ích của việc duy trì một bản sắc tiêu cực đó là nó bao bọc chúng ta trong một khu vực thoải mái, dễ định nghĩa (comfort zone). Chúng ta rõ ràng về điều chúng ta có thể và không thể làm, vì vậy chúng ta không bao giờ phải mạo hiểm đi ra ngoài. Tất nhiên, nhược điểm của điều này là tương tự như trên: nó bao bọc chúng ta trong một khu vực thoải mái, dễ định nghĩa và chúng ta rõ ràng về điều chúng ta có thể và không thể làm, vì vậy chúng ta không bao giờ phải mạo hiểm đi ra ngoài!
Vậy làm thế nào chúng ta ngăn không cho bản thân bám quá chặt vào tất cả những bản sắc của chúng ta? Trước tiên là nhận ra những bản sắc tâm lý mà chúng ta đang lưu giữ. Tiếp theo, chúng ta cần diễn đạt lại chúng để nói về chúng theo một cách để chúng ta tạo ra “khoảng cách” và làm giảm bớt sự gắn bó cảm xúc/tinh thần. Hãy đọc những ví dụ sau, bổ sung thêm những bản sắc phù hợp với cuộc sống của bạn và xem thử việc diễn đạt lại có làm bạn cảm thấy khác.
Bạn không phải là hoàn cảnh sống của bạn. Chuyển “Tôi là người bị tiểu đường” thành “Tôi có bệnh tiểu đường” và “Tôi khánh kiệt” thành “Tôi muốn có nhiều tiền hơn.” “Tôi là người khuyết tật” sẽ chính xác hơn bằng câu “Tôi là một người có những khuyết tật.” “Tôi là sản phẩm của một gia đình loạn chức năng” cảm thấy nặng nề hơn so với câu “Tôi trải qua thời thơ ấu của tôi với một gia đình loạn chức năng.” Những hoàn cảnh sống, cả tốt và xấu, đều có thể thay đổi. Bạn là ai vẫn sẽ có giá trị khi chúng thay đổi.
Bạn không phải là những việc bạn làm. Bạn không phải là một bà mẹ nội trợ. Bạn là một phụ nữ hiện đang ở nhà để nuôi dạy con. Bạn không phải là một giám đốc ngân hàng, mà là một người đàn ông hiện đang làm việc trong một ngân hàng. Bạn không phải là một vũ công. Bạn là một người hiện đang nhảy múa. Và khi bạn không còn làm việc bạn đang làm, dù đó là bởi lựa chọn hay không, thì bạn vẫn sẽ là bạn.
Bạn không phải là những cái vai của bạn. “Tôi là một người vợ và người mẹ” cảm thấy ít gắn bó hơn khi sửa thành “Tôi có một ông chồng và 2 đứa con.” “Tôi là anh cả” cảm thấy khác đi khi diễn đạt lại thành “Tôi có 3 đứa em nhỏ tuổi hơn tôi.” “Tôi là một người tốt” thì ít thích nghi hơn so với “Tôi là một người muốn làm điều tốt.” Tất cả chúng ta đều có nhiều vai mà chúng ta đóng. Nhưng không có vai nào hoàn toàn định nghĩa được chúng ta là ai.
Bạn không phải là những niềm tin của bạn. Điều này thường khó khăn nhất. Việc đồng nhất hóa (bản thân) với những hệ niềm tin hoặc nhóm đặc biệt đem lại sự thoải mái. Nó làm chúng ta cảm thấy an toàn. Nhưng một trong những chìa khóa để phát triển là sự cởi mở và linh hoạt. “Tôi là một người theo đạo Cơ-đốc” trở nên cởi mở hơn khi nó chuyển thành “Tôi tin vào niềm tin của đạo Cơ-đốc.” “Tôi là một người theo đảng cộng hòa” thì không linh hoạt bằng “Tôi tán đồng với những giá trị của đảng cộng hòa.”
Bằng cách nới lỏng sự ôm chặt của bạn vào một số bản sắc sai lầm đó của bạn, bạn đang mở lòng mình trước nhiều khả năng hơn – và nhiều khả năng về bạn thực sự là ai!
Nguồn
Who Are You?
Whoever you think you are, you’re more than that.
Published on December 21, 2012 by Matthew B. James, Ph.D. in Focus on Forgiveness
PsychologyToday