Ung thư gan không lây truyền từ người sang người. Theo cơ chế bệnh sinh, ung thư gan là bệnh lý về gen, xuất phát từ đột biến gen gây ra sự mất cân bằng trong chu kỳ phát triển bình thường của tế bào, dẫn đến sự phát triển các tế bào gan một cách quá mức tạo thành khối u. Nguyên nhân phát sinh có thể kể đến: di truyền, hóa chất, tia xạ, virus…
Ung thư gan có lây nhiễm không?
Do cơ chế này, các bệnh nhân ung thư gan không thể lây bệnh trực tiếp cho người khác thông qua bất kỳ cách tiếp xúc nào. Tuy nhiên, ung thư gan ngoài thể nguyên phát không rõ nguyên nhân còn là biến chứng quan trọng của một số bệnh thường gặp như viêm gan B, C, viêm gan do rượu. Trong đó, viêm gan B, C có thể lây từ người này sang người khác thông qua một số con đường cơ bản: truyền máu, lây truyền từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn.
Ung thư gan không thể lây trực tiếp từ người này sang người khác, tuy nhiên với các bệnh viêm gan virus có thể lây qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con, các tác nhân này phát triển đến một mức độ nào đó có thể tiến triển ung thư gan. Do đó, chúng ta có thể dự phòng một phần nhỏ các nguyên nhân dẫn đến mắc mới ung thư gan:
- Thực hiện các biện pháp dự phòng, tránh mắc các bệnh viêm gan mạn tính: kiêng rượu bia, tiêm phòng viêm gan virus, thực hành an toàn trong truyền máu, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
- Điều trị tích cực nếu đã mắc một trong các bệnh mạn tính về gan: việc điều trị tích cực sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, giảm khả năng tiến triển đến ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh gan mạn tính.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây đột biến gen: tia xạ, hóa chất độc hại,…
- Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng: chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá có thể làm giảm khả năng mắc bệnh. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp lá gan khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để tăng sức chống đỡ với các yếu tố nguy cơ, bệnh tật.
- Khám định kỳ, định lượng AFP: Ngoài ra, các bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư gan như mắc bệnh gan mạn tính cần tiến hành khám định kỳ, định lượng AFP (alfa feto protein- dấu ấn ung thư gan nguyên phát) để sàng lọc ung thư gan và điều trị sớm nếu phát hiện ung thư gan.
Tham khảo bài viết chi tiết TẠI ĐÂY
[url=https://kingfucoidan.vn/ung-thu-gan-co-lay-nhiem-khong][/url]