Các triệu chứng đau bắp chân thường gặp
Thông thường đau bắp chân có thể do các tổn thương và đập ở chân. Tuy nhiên phần lớn đau bắp chân là biểu hiện của suy tĩnh mạch gây đau nhức, mỏi và nặng nề ở chân.
Người bệnh cần phân biệt giữa cảm giác đau bắp thịt bên ngoài và những cơn đau sâu trong cơ, xương vì hướng điều trị hoàn toàn khác nhau.
Một số mô tả triệu chứng cơn đau bắp chân thường gặp là:
Đau nhức sâu trong xương bắp chân: Khi ấn vào thấy đau ở bắp chân, khó gập lại hay duỗi thẳng ra, phù chân, nặng và nhức mỏi chân.
Cơn đau ở bắp chân diễn ra liên tục, thỉnh thoảng bị đau nhói. Đau tăng lên khi vận động. Càng về chiều thì cơn đau càng tăng.
Đau nhức bắp chân - triệu chứng thường gặp ở nhiều người
Đau căng cơ bắp chân: Xuất hiện tình trạng co thắt cơ, chuột rút thỉnh thoảng diễn ra. Cử động đau và khó khăn, cảm giác yếu cơ. Ở bắp chân có thể bị sưng đỏ, nóng ran ở vị rí bị căng cơ.
Viêm cơ chân: Cơ chân cứng, khó di chuyển, cứng khớp nhất là vào sáng sớm. Sờ vào có cảm giác nóng, sưng nề, xơ cứng, rút cơ ở vị trí viêm...
Đau nhức bắp chân là triệu chứng của bệnh lý gì?
Hiện tượng đau nhức bắp chân thường xuất hiện vào thời điểm sau vận động, đi lại nhiều và gia tăng cơn đau vào cuối ngày.
Theo các chuyên gia xương khớp Hoàn Cầu cho biết, hiện tượng đau nhức bắp chân có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Chứng chuột rút: Sự co giãn cơ bắp kém, yếu cơ hoặc cơ thể mất nước và chất điện giải do đổ mồ hôi nhiều… dẽ dẫn đến chuột rút, đau đớn và khó chịu rất nhiều.
Căng cơ: Nhức bắp chân do căng cơ xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ cơ bắp chân bị tổn thương hoặc rách cơ. Các triệu chứng đau nhức diễn ra đột ngột, dữ dội.
Đau, nhức ở bắp chân có thể do suy giãn tĩnh mạch, viêm gân chân
Viêm gân Achilles: Bắp thịt quá chặt gây áp lực lên gân Achilles (nối bắp chân với xương gót chân) gây đau cơ bắp dai dằng. Bệnh thường gặp ở vận động viên thể thao, điền kinh,..
Suy tĩnh mạch: Triệu chứng điển hình là gây các cơn đau cơ bắp, nhói, chuột rút chân… thường diễn ra vào cuối ngày do đứng lâu/ ngồi nhiều một chỗ, ít vận động khiến mạch máu lưu thông kém. Càng kéo dài, các triệu chứng càng nặng, có thể gây phù chân, đau bắp chân dữ dội.
Thiếu canxi: Canxi là dưỡng chất cần thiết để bảo vệ cấu trúc cơ xương chắc khỏe. Nếu thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau chân, nhức mỏi, lây lan sang cả vùng cơ…
Ở phụ nữ mang thai nhu cầu canxi lớn, nếu không đáp ứng đủ sẽ gây đau nhức bắp chân thường xuyên.
Đau nhức dọc bắp chân cũng là dấu hiệu đặc trưng của đau thần kinh tọa nếu vị trí tổn thương ở rễ thần kinh L5 sẽ gây đau dọc từ eo xuống cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu tổn thưởng ở rễ thần kinh S1 gây đau, nhức nhối dọc ra phía sau, đau từ mông xuống bắp chân tới cả bàn chân.
Qua phân tích có thể thấy, đau nhức bắp chân là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, mà việc chậm trễ đi khám chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho quá trình vận động, làm việc, đe dọa sức khỏe. Nặng nhất là teo cơ, yếu cơ, bại liệt nằm liệt giường, hủy hoại cơ xương, đe dọa tính mạng…
CÁCH CHỮA ĐAU CƠ BẮP CHÂN TẠI NHÀ
Người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau cơ bắp chân tại nhà bằng cách áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà như: Phương pháp PRICE:
Bảo vệ: sử dụng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực bị ảnh hưởng để bảo vệ khu vực bị thương.
Chườm lạnh: đặt một túi nước đá trong vòng 10–15 phút lên vùng bị thương để giảm tình trạng viêm.
Băng bó: quấn bắp chân thật chặt bằng băng hoặc đeo một miếng nén để giảm sưng.
Nâng cao: nâng bắp chân lên gối để tăng lưu thông máu và giảm sưng.
Nghỉ ngơi: cố gắng không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt.
Các thuốc không kê toa: người bệnh cũng có thể làm dịu cơn đau ở bắp chân bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen.
Co duỗi: việc thực hiện các động tác co duỗi nhẹ có tác dụng giảm đau bắp chân. Một khi các triệu chứng giảm đi, bạn nên tập các bài tập làm giãn cơ bắp chân.
LÀM SAO ĐỂ CHẤM DỨT CƠN ĐAU NHỨC BẮP CHÂN?
Đau nhức bắp chân là triệu chứng của nhiều bệnh nghiêm trọng, mà để được chẩn đoán chính xác, có phác đồ chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp để chụp phim, X.quang chẩn đoán bệnh lý cụ thể.
Tại đã và đang áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến nhất trong chữa trị đau bắp chân hiệu quả nhanh chóng, bao gồm:
Dùng thuốc kết hợp bổ sung canxi để nâng cao sự chắc khỏe cho cơ xương
Dao châm He-Ne đặc hiệu trong chữa trị đau nhức do thần kinh tọa, viêm cơ xương khớp.
Dao dịch thể và các vật lý trị liệu tiên tiến như: Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, truyền dịch, dùng máy giãn cơ, chiếu sóng trị liệu viba hồng quang, sóng ngắn.
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]#dakhoatreatment[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]Hotline: 028 3923 9999[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]Thời gian làm việc: 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần (bao gồm lễ, tết, Chủ Nhật)[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]Website [/url]Phòng Kham Đa khoa Hoàn Cầu[/font]
[font=sans-serif, Arial, Verdana, Trebuchet MS]Xem thêm chi tiết tại: [url=https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/da-khoa-hoan-cau-noi-kham-chua-benh-uy-tin-chuyen-nghiep-tai-tp-ho-chi-minh-20210118162227909.html]https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/da-khoa-hoan-cau-noi-kham-chua-benh-uy-tin-chuyen-nghiep-tai-tp-ho-chi-minh-20210118162227909.html[/font]