CPU server là cụm từ dần trở nên quen thuộc đối với người dùng công nghệ trong thế giới hiện đại ngày nay. Vậy CPU Server là gì? Có những điểm nổi bật ra sao cũng như tìm mua CPU Server chất lượng ở đâu. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu rõ nhé.
CPU Server là gì?
CPU Server là bộ vi xử lý trung tâm dành cho máy chủ, đóng vai trò không thể thiếu của máy chủ với nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và quản lý tất cả các máy tính khác trong cùng hệ thống.
CPU Server còn được coi là một mạch dùng để xử lý dữ liệu theo chương trình đã được thiết lập sẵn trước đó. Nó là một mạch tích hợp rất phức tạp gồm hàng triệu các transistor trên cùng một bảng mạch nhỏ.
Trên thị trường hiện nay, 2 thương hiệu CPU server được nhiều người sử dụng nhất là hãng AMD và Intel. Đặc biệt là CPU Intel vì thông dụng hơn và được nhiều người dùng lựa chọn sử dụng một phần do nhãn hiệu nổi tiếng và chức năng ưu việt có thể đáp ứng cũng như tương ứng với rất nhiều loại máy tính khác nhau.
Những điểm nổi bật của CPU Server?
Về cấu tạo:
Cấu tạo chi tiết của CPU server bao gồm 3 phần chính: Bộ điều khiển (Control Unit), Bộ số học logic (ALU-Arithmetic Logic Unit) và Thanh ghi (Register).
Bộ điều khiển: Với chức năng thông dịch và làm rõ các lệnh của chương trình đồng thời điều khiển các hoạt động liên quan khác. Control Unit được điều tiết bởi các xung nhịp từ đồng hồ hệ thống, giúp đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU server sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian cố định.
Bộ số học-logic: Là thành phần chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh của khối điều khiển để ghi và xử lý tín hiệu. Đơn vị này được sử dụng để thực hiện tất cả các phép toán số học (+, -, *, /) cũng như các phép toán logic (so sánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn …).
Thanh ghi: Đây là phần phụ trách thực hiện thao tác viết lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi được xử lý xong.
Về kỹ thuật:
Số nhân/số luồng:
Những CPU trên PC thông thường sử dụng những loại có chip 2 nhân và 4 nhân, những chip 6 nhân thường rất ít khi có mặt trên thị trường phổ thông. Ngoài ra những CPU Server thông thường chỉ sử dụng những loại chip 8 nhân (CPU đa nhân) trở lên. Trong một máy tính nếu được trang bị một CPU đa nhân thì rất thuận tiện cho việc làm nhiều công việc cùng một lúc hoặc làm một việc lớn hoàn thành nhanh hơn bình thường.
Bộ nhớ Cache:
Bộ nhớ này thường được tìm thấy trên chip, RAM và thậm chí cả ổ cứng. Vì đọc dữ liệu từ bộ nhớ đệm nhanh hơn nhiều so với đọc từ ổ cứng, tốc độ của hệ thống và ứng dụng được tăng lên rất nhiều. Bộ nhớ đệm trên máy chủ cao cấp hơn nhiều lần so với bộ nhớ đệm trên PC tiêu chuẩn. Bộ nhớ cache của máy chủ là 24MB (Xeon E7), trong khi bộ nhớ cache trên PC là 6MB (core i7).
Tốc độ xử lí xung nhịp:
Là thành phần giúp cho CPU PC có tốc độ xử lý những xung nhịp một cách nhanh chóng và kịp thời. CPU PC còn thích hợp cho phong cách làm việc cá nhân hay chơi game. Cũng chính vì do xung nhịp của CPU PC nhanh mà giúp cho CPU Server có lợi thế là không bị nóng một cách nhanh chóng và có độ bền cao hơn nhiều CPU PC.
Socket:
Đây là một thành phần đế cắm của CPU trên Mainboard, đặc biệt các loại socket của CPU Server được hỗ trợ trên những giao tiếp có tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay còn được hỗ trợ gắn trên nhiều CPU, … các loại Socket CPU Server được dùng phổ biến hiện nay là: LGA 2011, LGA 1155, LGA 1366, LGA 1356 và tính đến hiện nay loại socket mới nhất là LGA 1150.
Khả năng tiết kiệm điện năng:
Ưu điểm về mức tiêu thụ điện năng của CPU Server là gì? Bộ xử lý trung tâm của máy chủ có khả năng tiết kiệm điện năng đáng kể. Mức tiêu thụ điện năng của máy không đáng kể với một CPU dựa trên Intel Xeon.
Hoạt động của CPU Sever?
Tìm nạp (Fetch)
Một trong bước đầu tiên trong nguyên lý hoạt động của CPU Server đólà quá trình tìm nạp. Lệnh được lưu trữ trong RAM dưới dạng một chuỗi số và được chuyển tới CPU. Nhiệm vụ của CPU là tìm lệnh nào sẽ thực hiện tiếp theo bởi vì một lệnh chỉ là một phần nhỏ trong một thao tác bất kì.
Giải mã (Decode)
Bước tiếp theo mà CPU thực hiện đó là giải mã bởi vì một lệnh được tìm nạp và lưu trữ trong IR, CPU sẽ gửi nó đến một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Điều này chuyển đổi lệnh thành tín hiệu được gửi đến các bộ phận khác của CPU để thực hiện hành động.
Thực thi (Execute)
Cuối cùng trong nguyên lý hoạt động của CPU Server đó là thực thi. Các lệnh được giải mã và gửi đến các bộ phận thích hợp của CPU để thực thi. Kết quả thường được ghi vào thanh ghi CPU, từ đó các lệnh tiếp theo có thể truy cập chúng. Thanh ghi này hoạt động tương tự như RAM.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa
Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644
- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10
Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399
- Email: hotro@maychuhanoi.vn