Việc thiếu hụt kali dẫn đến nhiều hệ lụy như: cao huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp,... để cung cấp đủ điều duy nhất cần làm là ăn nhiều
hoa quả tươi và rau củ, thịt chứa nhiều kali. Bạn đang gặp vấn đề này? hãy cùng Luôn Tươi Sạch tìm cách giải quyết
1. Tác hại
Cơ bắp yếu đi, hay bị co thắt, chuột rút: Khi nồng độ kali bị giảm đột ngột làm mất cân bằng nồng độ kali nội bào và ngoại bào khiến các cơ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng làm yếu cơ bắp như: cơn co thắt, co giật, chuột rút. Nếu kali trong máu bị giảm ở mức cực độ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái co thắt kéo dài – Tetany rất nguy hiểm
Tim đập nhanh: nhịp đập, phối hợp co thắt của tim được điều khiển bằng xung điện, dẫn truyền đến cơ tim bởi một hệ thống đặc biệt. Hệ thống này sẽ bị phá vỡ nếu lượng kali máu bị hạ thấp, dẫn đến các triệu chứng tim đập nhanh, không ổn định, nặng nề và có thể đe dọa đến tính mạng
Tiểu tiện nhiều, khát nước: thiếu hụt kali gây ra tình trạng tiểu tiện nhiều, khát nước, mất nước quá nhiều. Nếu bạn gặp những triệu chứng này thì 99% là đang bị hạ Kali máu
Ngoài ra, thiếu hụt Kali còn gây ra hiện tượng đầy hơi, đau và chuột rút vùng bụng, chóng mặt, ngất xỉu, cảm giác tê và ngứa ran. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn hàng ngày
2. Nên ăn
Cam:
Cam Úc, Cam Mỹ, Cam sành,… rất đa dạng, mùa nào cũng có cam để bạn thường thức và cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể. Một cốc nước cam vắt tăng cường khoảng 335mg kali, đáp ứng đủ lượng cần nạp cho một ngày. Bạn nên uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ hoàn toàn lượng dưỡng chất này
Xoài: trong 225g xoài có chứa khoảng 7% kali cùng với nhiều vitamin c, pectin, chất xơ giúp kiểm soát tốt nhịp tim và huyết áp, đồng thời giảm cholesterol trong máu, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Chuối: Là siêu thực phẩm giàu kali nhất mà ai ai cũng biết, trung bình một quả chuối có chứa 400mg khoáng chất này. Đồng thời bó còn có thể lấp đầy dạ dày trống rỗng mỗi khi đói, thúc đẩy quả trình trao đổi chất trong cơ thể
Sữa chua không béo: 1 cốc sữa chua không béo có chứa 579mg kali (sữa chua chứa chất béo thì ít hơn). Không chỉ tốt cho cơ bắp, tim mạch, huyết áp mà sữa chua rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và giữ đường ruột luôn được khỏe mạnh
Nước cà rốt: Được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”, cà rốt giá rẻ mà chữa nhiều chất tốt cho sức khỏe chả thua kém gì các loại củ quả đắt tiền như:
quả cherry, việt quất,… Tốt nhất phải kể đến là mỗi cốc nước ép cà rốt có chứa 500mg kali (bạn nên ép cà rốt lấy nước để nhận được tối đa lượng kali nhé)
Măng tây: Được coi là viagra của phái mạnh, măng tây còn nhiều lợi ích khác mà bạn không biết đó là hạ huyết áp, chống mệt mỏi, phòng ngừa bệnh tim mạch, tốt cho tiêu hóa nhờ lượng kali dồi dào cùng vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, kẽm,…
Bạn nên chú ý những điều nhỏ nhỏ trên để có được sức khỏe “to to” nhé !
>>> Nguồn:
http://luontuoisach.vn/cam-nang/chi-tiet/nguy-hiem-vi-thieu-kali