Tắm nước nóng là cách gây toát mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp. Khi vừa mới thức dậy, có thể tắm ngay dưới vòi sen nóng - chỉ đứng dưới vòi nước ấm và thả lỏng thư giãn hoàn toàn. Khi cơ thể đã được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng.
- Tập thể dục hàng ngày (hoặc đi bộ kèm đung đưa cánh tay) là một cách tuyệt vời để kích thích giải phóng endorphin - một hormone giảm đau và
cứng khớp tự nhiên trong cơ thể. Tạo thói quen đi bộ khoảng 10.000 bước/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe toàn thân và các khớp.
- Tìm hiểu những cách để đối phó và quản lý stress thật hiệu quả, tạo một tinh thần luôn phấn chấn vui vẻ.
Cứng khớp buổi sáng là một biểu hiện khó chịu thường gặp nhất của các bệnh nhân đau cơ mạn tính, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và những người có cơ thể không kịp phục hồi sau một ngày hoạt động nhiều và liên tục.
Người bị cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác khớp và cơ bắp rất đau khi thực hiện các vận động đầu tiên. Cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 1 giờ hoặc lâu hơn là biểu hiện đặc trưng của viêm khớp dạng thấp hoặc các chứng viêm khác của khớp. Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít hơn (thường nửa giờ hoặc ít hơn) có nhiều khả năng là thoái hóa khớp hoặc các bất thường cơ xương khác không có viêm.
Về nguyên nhân, cơ bản là do thiếu hoạt động thể chất hàng ngày, thừa cân, có chế độ ăn uống nghèo nàn, ngủ không đúng tư thế và môi trường xung quanh lạnh và/hoặc ẩm ướt… làm giảm lưu lượng máu đến các cơ bắp và gia tăng sự tích tụ của acid lactic gây đau và cứng khớp. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân có thể do cơ thể không phóng thích đủ cortisol vào ban đêm để bù đắp cho các yếu tố tiền viêm cytokine như IL-6 (interleukin 6) tăng cao.
Cứng khớp vào buổi sáng là dấu hiệu thường gặp ở nhiều người, nhất là người cao tuổi và cảnh báo sụn khớp đang bị thương tổn và thoái hóa khớp đang xảy ra. Do vậy, việc chủ động chăm sóc sụn khớp từ sớm là giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để đối phó với những triệu chứng này, hãy lưu ý:
- Ngủ ở một tư thế giúp hỗ trợ khớp xương, miễn là bạn thấy thoải mái như nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc.
- Phòng ngủ hay môi trường ngủ đủ ấm, tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh, nên dùng máy sưởi hoặc đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt, dễ gây cứng các khớp.
- Trước khi ra khỏi giường, thực hiện các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp.
-