Hiện nay, chứng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa dần. Tình trạng này kéo dài dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người. Vậy có cách nào khắc phục chứng mất ngủ?
Triệu chứng mất ngủ biểu hiện như thế nào
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể, cân bằng các hóc môn sau một ngày hoạt động mệt mỏi, căng thẳng. Thông thường, mỗi người trung bình sẽ có số giờ ngủ nằm trong khoảng 6 tới 9 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ ngon giấc thì đó là một điều may mắn đấy, vì ngoài kia có biết bao người rơi vào tình trạng mất ngủ. Nếu trong một thời gian dài, chứng mất ngủ sẽ trở thành bệnh lý.
Các biểu hiện điển hình như
- Khó bắt đầu giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc, mất ngủ giữa các chu kỳ
- Mệt mỏi, uể oải, ủ rũ, chán nản
- Tinh thần rũ rượi, kiệt quệ, sức khỏe suy giảm
Nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ nhưng chủ yếu được chia làm 3 loại chính:
- Mất ngủ do di chứng từ những căn bệnh khác: Từ các bệnh như thận, tim, trầm cảm…
- Mất ngủ nhưng không xác định được nguyên nhân
- Mất ngủ do cơ thể đang trải qua giai đoạn như mãn dục nam hay tiền mãn kinh nữ
[size=undefined]
[/size]
Theo góc độ khoa học giải thích, ta sẽ có những lý giải chi tiết hơn như sau. Các gốc tự do được sinh ra càng nhiều do những áp lực, căng thẳng hằng ngày. Những gốc tự do này tác động mạnh vào thành động mạch não, tạo ra những thương tổn nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến tích tụ tạo cục huyết khối gây hẹp động mạch và hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Việc lưu thông tuần hoàn máu vì vậy cũng khó khăn hơn rất nhiều, dưỡng chất cùng oxy lên não cũng bị ngưng trệ. Lâu dần, các tế bào não không được nhận đầy đủ dưỡng chất, đây cũng chính là nguyên nhân tác động đến cấu trúc hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Hậu quả chứng mất ngủ
Có thể thấy, chứng mất ngủ trên thực tế đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là với não bộ. Những tế bào thần kinh bị ảnh hưởng, thoái hóa dần. Theo thống kê, người mắc chứng mất ngủ bị giảm đến hơn 30% khối lượng của não bộ. Từ đây các triệu chứng xuất hiện càng nhiều như rối loạn ngôn ngữ, vận động, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, bị đãng trí, rối loạn nhịp tim, mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, nguy hiểm hơn là đột quỵ não hay đột tử…
[size=undefined]
[/size]
Phương pháp khắc phục chứng mất ngủ
Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi: Với công việc căng thẳng hằng ngày, bạn nên sử dụng các phương pháp như thiền định, yoga, tập dưỡng sinh, luyện dưỡng sinh để hỗ trợ điều trị, khắc phục chứng mất ngủ.
Sử dụng các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ
Sử dụng thuốc Tây: Đối với những trường hợp mất ngủ kinh niên, lâu năm thì cần đến sự tư vấn và chữa trị từ các bác sĩ có chuyên môn cao. Các loại thuốc đều phải được hướng dẫn cụ thể và giám sát nghiêm túc của bản thân. Bởi thuốc tây đôi khi có chứa các tác dụng phụ không mong muốn nên rất nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Sử dụng thuốc Nam: Dùng thảo dược hoạt huyết dưỡng não, giúp tuần hoàn máu tốt sẽ giúp người bệnh khắc phục dần những triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn hằng ngày
Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bạn cũng cần bổ sung thêm các loại như thịt gà, bột yến mạch, trà hoa cúc hay nước mật ong…
[size=undefined]
[/size]
Sử dụng liệu pháp điều trị tâm lý
Áp dụng phương pháp Sleep hygiene
Sleep hygiene là tổng hợp những hành động nhằm giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn, ngon, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Các hoạt động ưu tiên có thể tính đến như:
- Cố gắng tỉnh dậy cùng một giờ mỗi ngày, tự đặt ra thời gian ngủ cố định và tuân thủ nó
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao vừa sức
- Không sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, cà phê trước khi đi ngủ
- Xem tin tức đài báo, đọc sách
- Áp dụng các bài tập giải tỏa căng thẳng cho não bộ cũng như các cơ hằng ngày
- Không ăn quá nhiều trước lúc ngủ
- Ngâm chân trong nước ấm trung bình khoảng 20 phút trước lúc ngủ
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ khắc phục được chứng mất ngủ thật hiệu quả nhé!
Nguồn Hoovada: https://hoovada.com/question/lam-sao-de-khac-phuc-chung-mat-ngu