Bệnh thường được chia là ba loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cả ba loại trĩ đều là bệnh lý xuất hiện ở hậu môn, vì thế hãy xem ngay
cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại trong bài viết sau đây để việc điều trị trở nên đúng đắn, hiệu quả cho người bệnh.
Ngày nay, bệnh trĩ đang vô cùng phổ biến hơn và khiến không ít người phải đau đầu khi gặp phiền toái trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau, từ người trẻ cho đến người già.
Bệnh trĩ là tình trạng tăng giãn quá mức của các sợi tĩnh mạch ở hậu môn, lâu dần sẽ làm mất khả năng đàn hồi của tĩnh mạch và hình thành nên búi trĩ.
Để dễ dàng xác định trĩ nội hay trĩ ngoại thì cần phải dựa trên đặc điểm và biểu hiện của người bệnh. Theo đó, cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như sau:
1. Đặc điểm trĩ nội trĩ ngoại
Trĩ nội là sự hình thành của các búi trĩ bên trên đường lược hậu môn, phía cuối trực tràng và phát triển bên trong ống hậu môn. Bề mặt của búi trĩ cũng chính là lớp niêm mạc hậu môn nên rất khó phát hiện bệnh.
Trĩ nội gồm có 4 cấp:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài, có biểu hiện đi đại tiện ra máu.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ có hiện tượng sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên được sau khi đi đại tiện.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài, sau khi đi đại tiện người bệnh phải dùng tay mới đẩy búi trĩ vào trong được.
- Trĩ nội độ 4: Được xem là mức độ nghiêm trọng nhất, lúc này búi trĩ sa ra ngoài khiến người bệnh không cách nào để đẩy được búi trĩ lên.
Trong khi đó, trĩ ngoại lại hình thành bên dưới đường lược và nằm ngoài ông hậu môn, bề mặt búi trĩ là lớp biểu bì lát tầng nên cực kỳ dễ nhận biết qua quan sát bằng mắt thường.
Trĩ ngoại gồm có 4 thời kỳ:
- Thời kỳ 1: Búi trĩ ngoại sẽ lòi ra khỏi ống hậu môn.
- Thời kỳ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài kèm theo các đám rối tĩnh mạch.
- Thời kỳ 3: Tắc nghẽn trĩ gây xuất huyết và xuất hiện những cơn đau dữ dội.
- Thời kỳ 4: Búi trĩ bị viêm, nhiễm trùng và kèm theo các cơn ngứa ngáy. Thậm chí chúng có thể bị hoại tử, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
2. Triệu chứng trĩ nội trĩ ngoại
Bên cạnh những triệu chức đặc trưng của bệnh trĩ thì đối với trĩ nội trĩ ngoại sẽ có những triệu chứng riêng biệt để bác sĩ có thể phân biệt.
+ Trĩ nội
So với trĩ ngoại thì khi mắc trĩ nội, người bệnh thường không bị đau đớn nghiêm trọng. Thay vào đó là các triệu chứng đặc trưng hơn. Có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu bệnh trĩ nội sau:
- Đi cầu ra máu là triệu chứng đầu tiên của trĩ nội. Lượng máu ra ban đầu chỉ nhỏ giọt và không gây đau đớn. Về sau lượng máu có thể tăng lên, khiến bệnh nhân bị thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này cơ thể dễ mệt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
- Hậu môn tăng tiết dịch nhầy nhiều hơn. Càng tăng tiết nhầy thì càng gây ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.
- Luôn có cảm giác đi đại tiện nhưng không hết.
- Đồng thời, có cảm giác ngứa ngáy, sưng u cục ngoài hậu môn.
+ Trĩ ngoại
Các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại gồm:
- Trĩ ngoại nổi cục u rất rõ ở ngay lớp da hậu môn nên dễ nhìn và sờ thấy nó, kể cả khi chỉ là búi trĩ nhỏ. Trĩ ngoại thường gây đau đớn từ rất sớm, cơn đau sẽ tăng nặng khi ngồi hay hoạt động do vùng da hậu môn thường ma sát với quần áo.
- Xuất hiện máu trong và sau khi đi ngoài nhưng thường ít hơn so với trĩ nội.
- Cảm giác vướng víu, khó chịu xảy ra thường xuyên ở hậu môn.
- Hậu môn tăng tiết dịch, đôi khi rò rỉ phân ra ngoài.
Có thể nói, biểu hiện của bệnh trĩ ngoại khá tương đồng với trĩ nội bị sa ra ngoài nhưng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chỉ gây ra nhiều sự bất tiện, phiền toái trong quá trình sinh hoạt cho người bệnh.
Vì thế, việc nhận biết sớm và lựa chọn phương pháp khắc phục bệnh phù hợp là cách an toàn, hiệu quả nhất để thoát khỏi bệnh trĩ.
Để biết thêm trĩ nội và trĩ ngoại loại nào nặng hơn, bạn đọc có thể tham khảo
tại đây nhé. Nếu còn gì thắc mắc về
cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, vui lòng hãy gọi đến số
0225 8831 239. Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.