Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao nhất trên thế giới (khoảng 90%). Trong đó, đối tượng từ 40-55 tuổi bị mất ít nhất 1 răng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm người bị mất răng.
Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ người mắc các bệnh về răng miệng cao nhất trên thế giới (khoảng 90%). Trong đó, đối tượng từ 40-55 tuổi bị mất ít nhất 1 răng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm người bị mất răng.
I - Nguyên nhân mất răng thường gặp
Mất răng là một hiện tượng ai cũng phải trải qua, đặc biệt là người trung niên và người già. Khi tuổi tác tăng cao và chức năng ăn nhai bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, không chỉ yếu tố tuổi tác, hiện tượng mất răng còn xảy ra bởi một trong các nguyên nhân chính sau đây:
- Bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng và đặc biệt là bệnh viêm nha chu. Ảnh hưởng từ ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng miệng kém. Không đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên gây tích tụ vi khuẩn có hại cho răng miệng.
- Tai nạn, chấn thương: Mất răng do những chấn thương đáng tiếc làm ảnh hưởng đến vùng hàm mặt khiến cho răng bị gãy. Có thể gặp ở bất cứ ai trong cuộc sống hàng ngày.
- Yếu tố di truyền: Mất răng do di truyền bẩm sinh, tức là khi sinh ra đã không có răng tại một số vị trí hoặc mất răng toàn hàm.
- Răng & nướu “lười” hoạt động: Việc thường xuyên ăn các loại thức ăn mềm làm cho răng và nướu ít có cơ hội hoạt động, trở nên “lười” đi khiến khả năng ăn nhai, chịu lực của răng yếu dần.
- Do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Có rất nhiều sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ giai đoạn này và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng.
- Tụt nướu: Khi nướu bị vôi răng làm tổn thương sẽ có xu hướng bị tụt dần, tiêu xương khiến răng và nướu mất liên kết chắc chắn như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm.
- Giảm tiết nước bọt: Khi tuổi tác ngày càng cao, mọi người dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt cũng sẽ gây nên những mảng bám, tạo thuận lợi cho bệnh viêm nướu phát triển, dễ dẫn đến mất răng.
2. Hậu quả khó lường của việc mất răng lâu ngày
Mất răng được xem là nỗi bất hạnh của nhiều người vì ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày. 7 yếu tố sau đây được xem là những trở ngại lớn nhất của người mất răng, đặc biệt là mất răng lâu ngày:
1. Ăn nhai khó khăn:
- Lực nhai giảm sút: Người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
- Ảnh hưởng đến sở thích và thú vui ăn uống: Người mất răng bắt buộc phải chọn những thức ăn mềm hoặc vụn để dễ cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của họ dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cơ thể.
2. Tiêu xương hàm:
Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương.
Nếu răng bị mất, lực tác động này không còn, xương hàm bị tiêu dần. Trong trường hợp mất răng lâu năm, tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương để có thể phục hồi răng mới thành công
3. Lão hóa sớm:
Gây lão hóa sớm chính là một trong những hậu quả to lớn của việc mất răng
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại:
Khi răng bị mất và không được phục hồi, các răng còn lại sẽ bị ảnh hưởng theo. Đối với người bình thường, răng đầy đủ, mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, lực nhai được trải đều ra.
Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.
Đặc biệt, mất răng hàm gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Những khoảng trống này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng cửa lung lay và phải nhổ bỏ.
5. Ảnh hưởng đến phát âm:
Việc mất răng cửa dễ dẫn đến phát âm không chính xác, có thể nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.
6. Bệnh đau đầu do mất răng:
Răng bị mất khiến lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên. Đồng thời, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường, khiến ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm.
7. Gây mất thẩm mỹ:
Nếu răng mất ở vị trí khó nhìn thấy như răng hàm, người mất răng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể về thẩm mỹ.
Tuy nhiên, đối với các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, nói sẽ khiến người mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc.