“Tôi mới gắn mắc cài niềng răng cảm giác ê buốt, cảm thấy vướng víu và đau đau do ma sát với các dụng cụ…”. Đó là dấu hiệu bình thường khi mới đeo niềng răng, đừng quá lo lắng. Chuyên gia nha khoa chia sẻ 5 cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
I - Răng miệng – vấn đề lo lắng của 90 % dân số Việt Nam
Niềng răng – thuật ngữ vốn dĩ không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người. Niềng răng Vốn là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa nhằm tạo lực tác động để dịch chuyển răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng về vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất, niềng răng chuyên sâu chuyên trị các tình trạng về răng như hô, móm, thưa, lệch lạc bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha giúp cải thiện tính thẩm mỹ răng miệng và cả chức năng ăn nhai.
( Xem thêm:
http://www.webestools.com/profile-162978.html)
“Cái răng cái tóc là gốc con người ’’, tuy vậy, số liệu thống kê mới nhất về tình trạng răng miệng nước ta chỉ ra rằng khoảng 90% dân số Việt Nam bị các vấn đề về răng miệng.
Một số vấn đề về răng miệng mà nhiều người Việt Nam gặp phải như: Răng sâu, răng bị viêm tủy, viêm nha chu… gây không ít phiền toái đến chúng ta. Các trường hợp răng hô, răng thưa, răng móm và mọc lệch lạc cũng không ngoại lệ, chúng vốn là nỗi mặc cảm của một số bạn hiện nay.
Tác hại có thể kể đến như thẩm mỹ và vấn đề dạ dày, nhiều bạn vẫn chưa thể liên tưởng đến sự tương quan của răng miệng và hệ tiêu hóa.
Khi răng mọc lệch lạc và không đúng vị trí , thức ăn được di chuyển xuống cũng gặp cản trở vì không được nhai kĩ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hơn thế nữa , việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày cũng sẽ gặp nhiều trở ngại vì vị trí không ngay ngắn của những “ bé răng không nghe lời’’.
II - Niềng răng có đau răng kinh khủng không?
Niềng răng có đau không là câu hỏi của khá nhiều người? Bác sĩ nha khoa giải đáp thắc mắc của bạn như sau: “Lúc mới gắn mắc cài, các bộ phận như lưỡi, má, nướu chưa quen nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu và đau do ma sát vào dụng cụ khi đặt thun, tách kẽ và tăng lực siết của dây cung cũng sẽ làm răng ê buốt”.
Tuy nhiên nhiều khách hàng niềng răng mạnh mẽ khẳng định: “Niềng răng không đau tí nào, mình từng hoang manG trước khi bước vào niềng răng mình chuẩn bị tâm lý không ăn uống gì vì sẽ đau lắm, nhưng ai ngờ chẳng đau tí nào…”
Ở mọi độ tuổi đều có thể sử dụng phương pháp chỉnh nha này, tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích mọi người nên cố gắng thực hiện biện pháp này càng sớm càng tốt.
Vì sao? Răng chúng ta vốn dĩ là “một đội quân phức tạp’’, chỉ khi bạn “huấn luyện’’ chúng sớm, chúng sẽ “ngoan ngoãn và nghe lời bạn”. Nói vậy để bạn dễ liên tưởng đến sự mềm dẻo dễ nắn chỉnh của các khớp xương hàm cũng như cấu trúc răng khi ở độ tuổi nhỏ sẽ dễ dàng và ít đau hơn.
( Xem thêm:
https://chinh-nha-nieng-rang-tai-nha-kho...9467608775 )
III - Cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng hiệu quả
Trong quá trình chỉnh nha khi niềng răng, có thể các bạn sẽ gặp một số vấn đề về sinh hoạt cũng như ăn uống. Lúc này, các “bé răng” rất nhạy cảm, nó có thể “hành” bạn mọi lúc, hay đơn giản chỉ ê ê cũng làm bạn khó chịu, hay cáu gắt. Giảm đau khi niềng răng là vấn đề mà tất cả các bạn đang niềng răng đều quan tâm. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một trong số các cách sau đây để giảm cơn đau khi niềng răng nhé:
1. Túi chườm đá hoặc thực phẩm và đồ uống lạnh
Túi chườm đá hoặc các chất lạnh có thể là phương thức giảm đau khi niềng răng này cũng như đối với các bộ phận bị thương khác trên cơ thể khá hiệu quả. Nếu sau khi niềng răng hoặc mỗi lần siết răng bạn cảm thấy bị đau thì bạn có thể đặt túi chườm đá vào khu vực bị đau, ê buốt. Các hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu đi các cơn đau khó chịu của bạn.
2. Súc miệng bằng nước muối
Khi niềng răng trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài. Trong trường hợp đó thì bạn có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm hoặc các thương hiệu nước súc miệng chuyên dùng nhằm sát khuẩn vết thương cũng như tăng cường khả năng sát trùng cho răng.
3. Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai
Một cách thức quan trọng để làm giảm đau răng khi niềng chính là ưu tiên những thức ăn mềm, không cứng, không dai. Sau khi niềng, răng của bạn được siết chặt hơn điều này có thể dẫn đến cảm giác đau buốt, đặc biệt là khi ăn các đồ ăn cứng, giòn. Bạn có thể sử dụng các đồ ăn mềm, xốp khi bị đau răng để tránh việc sử dụng lực lớn khi nhai nhằm giữ được mắc cài tốt hơn và ít đau nhức hơn.
4. Massage nướu răng của bạn
Tương tự với vấn đề đau nhức cơ thể, các vấn đề về răng lợi cũng sẽ được làm dịu đi bằng hình thức massage. Bạn có thể sử dụng ngón tay của mình để xoa nướu răng một cách nhẹ nhàng giúp cho các mô được massage thoải mái, giảm các cơn đau do việc răng bị siết chặt và đang di chuyển.
5. Bảo vệ các mô trong miệng bằng sáp chỉnh nha
Khi đeo niềng thì bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bị cọ xát với các mắc cài vào miệng, môi gây tổn thương các mô mềm. Khi đó bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương mô.