Một số người mẹ thích cách vắt sữa bằng tay. Cách này có ưu điểm là ít tốn kém, giảm đau do căng sữa, có thể dùng sữa mẹ chà lên chỗ bị nứt, giúp giảm đau.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị bộ dụng cụ sạch để đựng sữa. Có thêm khăn sạch để lau, gần đó. Rửa tay bạn với xà phòng và nước. Tiếp đến, lau sạch vú với một chiếc khăn ướt để làm sạch cả khu vực xung quanh núm vú.
Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón giữa, tạo thành chữ C bao quanh quầng vú. Các ngón tay nên cách quầng vú 1-2 cm. Với hình dạng chữ C như thế, bạn thử nhẹ nhàng đẩy vú về phía trước. Ép nhẹ ngón tay cái và ngón tay trỏ vào nhau để tạo lực vắt
sữa nhưng không được kéo hay giật. Hình dung các ngón tay của bạn đang giúp sữa chảy từ trung tâm ra khỏi đầu ti.
Thay đổi vị trí của bàn tay bạn để tay chạm vào tất cả các ống dẫn sữa. Hãy di chuyển bàn tay bạn từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, xoay như kim đồng hồ. Dừng lại khi sữa đã ngừng ra.
Lưu trữ
Sau khi vắt, bạn có thể chuyển sữa vào bình hoặc cốc và cho bé ăn ngay lập tức. Hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh (sữa tươi ngon trong vòng 1 tuần). Cũng có thể đông lạnh sữa với túi (hộp nhựa) chuyên dụng.
Sữa đông lạnh không khác với những thực phẩm khác:
- Nên ghi ngày tháng trên bao bì.
- Không làm đông lạnh rồi rã đông nhiều lần.
- Sử dụng các lô hàng cũ trước khi dùng các lô hàng mới.
Nếu tủ lạnh được đóng – mở nhiều lần, hãy dùng sữa mẹ tối đa trong vòng 2 tháng. Nếu có tủ đông chuyên dụng (ở -20 độ) thì sữa được bảo quản tối đa trong 12 tháng.
Rã đông và sử dụng
Hãy mang sữa ra khỏi tủ đông lạnh và đặt nó dưới một vòi nước ấm đang chảy. Hãy lắc đều để các thành phần chất béo quyện vào nhau (đôi khi chất béo bị tách ra).
Khi sữa ấm, hãy đổ sữa vào bình hoặc cốc cho bé.
Lưu ý: Sữa mẹ kém chất lượng nếu nó có mùi chua. Không dùng lò vi sóng hoặc đun sôi sữa mẹ vì nó sẽ phá hủy các enzyme và các chất kháng thể có trong sữa.
[FONT="]
[/FONT][FONT="][/FONT]