Nguyên tắc SMART
Để viết bất cứ mục tiêu nào bao gồm cả mục tiêu cho vị trí kế toán, bạn nên đáp ứng đủ 5 yếu tố sau: S – specific (cụ thể), M – Measurable (đo lường được), A – Achievable (có thể đạt được), R – Relevant (Có tính liên quan) và T – Timebound (có thời gian cụ thể).
Độ dài
Một mẫu CV chuyên nghiệp chỉ nên có độ dài từ 1-2 trang nên phần mục tiêu nghề nghiệp cũng chỉ nên ngắn gọn, súc tích. Độ dài lý tưởng là khoảng 2-4 câu tùy vào việc bạn viết câu dài hoặc ngắn, tương đương trong khoảng 70-100 từ.
Nên viết mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn?
Xem thêm: Hướng dẫn ứng viên
download mẫu CV đẹp, ấn tượng trước khi đi xin việc
Mục tiêu ngắn hạn có thể trong vòng 6 tháng đến 1 năm, mục tiêu trung hạn từ 1-3 năm, mục tiêu dài hạn trong vòng từ 5 năm đến 10 năm. Thực tế, bạn có thể viết cả 2 loại mục tiêu này nhưng do hạn chế về độ dài cũng như không phải ai cũng có đầy đủ định hướng cả dài hạn và ngắn hạn.
Xem
Đối với những vị trí nhân viên và hướng đến chuyên viên, bạn nên viết mục tiêu ngắn hạn
Với những vị trí quản lý, có yêu cầu tầm nhìn chiến lược, bạn nên viết mục tiêu dài hạn. Nếu bạn vẫn băn khoăn thì có thể lựa chọn viết mục tiêu trung hạn.
Chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp kế toán phù hợp với từng vị trí
Đọc ngay: Cách
tao CV tieng Anh đơn giản, gọn gàng, bắt mắt
Nếu bạn ứng tuyển nhiều vị trí kế toán như kế toán kho, kế toán tổng hợp… Bạn nên có những điều chỉnh cho phần mục tiêu nghề nghiệp để phù hợp với yêu cầu công việc, tránh mang một mục tiêu nghề nghiệp vào tất cả các CV bạn gửi đi. Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu theo từng vị trí ở phần tiếp theo của bài viết.
Nguồn: topcv