Tác giả: Pháp Sư Tịnh Không
Vào năm Ung Chính thứ mười đời Thanh, tại huyện Quỷ Hưng có một người họ Ngụy, vốn là dân du mục, vô nghề nghiệp, chuyên nghề bắn súng, rất giỏi bắt chim. Những con chim bắt được, ông đem đi bán, hoặc giết dầm rượu vô số kể. Ông cũng ưa bắt lươn, cá, ếch, rùa, trạnh; thậm chí còn dùng thuốc độc để suốt cá, mỗi lần bắt được hằng mấy chục ký. Hoặc là y phá hủy ổ chim, không có việc ác nào mày không làm.
Có người thấy thế, khuyên ông:
"Này ông Ngụy, không nên sát sinh mà nên cày ruộng, hoặc làm một nghề nghiệp chân chính nào đó mới tốt".
Ông Ngụy không những không nghe mà trái lại còn oán thiên hạ là lắm chuyện. Lâu ngày chầy tháng, tội nghiệt của ông càng lúc càng sâu dày. Sau cùng, ông mắc một chứng mụt độc, khắp người mọc những bọc nước lớn như trứng bồ câu, mỗi bọc có một cục sắt, không bao lâu, da tiêu, thịt rữa, nềm trên giường kêu la như quỷ rống.
Mang bệnh ác nghiệt như thế trong ít ngày rồi chết. Sau khi chết bỗng có số rùa, trạnh ếch, cá, chim, sẻ v.v…, xâm nhập vào nhà tranh nhau ăn thịt. Vợ con biết là oan gia nghiệp báo nên không dám làm hại chúng. Thế là chỉ trong khoảnh khắc, cái thây ma kia chỉ còn lại bộ xương trắng.
Sau khi ông chết, hoàn toàn bị tuyệt tự, không một mụn con nối dõi.