Cám dỗ lười biếng
rubiru > 12-24-2012, 03:22 AM
Tham khảo
The Lure of Laziness
We're built to slack off, says Nando Pelusi, Ph.D., But we can fight our biased belief that life should be easy and rewards must be immediate.
By Nando Pelusi, Ph.D., published on July 01, 2007 - last reviewed on November 11, 2010
Đã bao nhiêu lần bạn ném những kế hoạch sáng thứ bảy của bạn ra cửa sổ để có thêm 2 giờ ngủ nướng nữa? Bao nhiêu ý tưởng tuyệt vời của bạn không bao giờ được thực hiện vì bạn quá đắm chìm vào thế giới mạng và tivi?
Sự tập trung của tổ tiên chúng ta là tồn tại ở đây và bây giờ. Sự tập trung của chúng ta là làm thế nào để hiện tại được thoải mái nhất có thể. Và bởi vì những nhu cầu cơ bản của chúng ta tương đối dễ dàng để đáp ứng, chúng ta lo lắng, mơ mộng và trì hoãn về những hành động tương lai, trong khi làm việc rất ít.
Đối với tổ tiên chúng ta, những nguồn lực là khan hiếm và không thể dự đoán được, vì vậy họ cần giữ gìn năng lượng càng nhiều càng tốt. Những động lực bên ngoài rất mạnh mẽ: nạn đói và những con thú săn mồi liên tục đe doạ; điều cực kỳ quan trọng đối với những tổ tiên du mục của chúng ta là bảo tồn năng lượng, chúng ta đã tiến hoá để tiêu tốn nỗ lực rất ít khi chúng ta có thể.
Ngày nay, chúng ta có những nguồn năng lượng dồi dào và rất ít sự đe doạ từ bên ngoài. Hầu hết chúng ta không bị săn đuổi bởi những con thú săn mồi.
Tổ tiên của chúng ta gặp chút trì hoãn giữa khao khát và hành động: cảm thấy khát có nghĩa là tìm kiếm nước, cảm thấy đói có nghĩa là tìm kiếm thức ăn, và cảm thấy ham muốn có nghĩa là tìm kiếm bạn tình. Còn hành động của chúng ta ngày nay đòi hỏi rất ít hoặc không có sự thôi thúc của cảm xúc (self-talk).
Những cảm xúc giúp tổ tiên chúng ta sinh tồn được nảy sinh từ những nhu cầu khẩn cấp ngắn hạn. Không có lý do gì để suy nghĩ về những vấn đề dài hạn trong 1 thế giới không có thuốc, ngân hàng và thậm chí là tủ lạnh. Chúng ta không nói rằng tổ tiên chúng ta không thể có những giấc mơ to lớn. Nhưng không khó để tưởng tượng rằng những giấc mơ của họ bị gián đoạn bởi những đòi hỏi của sự sinh tồn hằng ngày.
Nhà tâm lý Kalman Glantz chỉ ra, sự lười biếng chỉ xuất hiện khi việc lên kế hoạch cho tương lai trở nên khả thi. "Một khi có 1 số lý do để tiếp tục làm việc ngay cả khi những nhu cầu tức thời của 1 người đã được thoả mãn, 1 số người trở nên hướng đến tương lai nhiều hơn những người khác. 1 số người tiếp tục làm việc khi họ không đói hoặc lạnh hoặc khát. Và những người đó gọi những người khác là lười biếng."
Theo định nghĩa, sự lười biếng đơn giản là 1 sự không sẵn sàng tiêu tốn năng lượng. Nhưng lười biếng trong 1 môi trường, nơi chúng ta có thể trở nên có hiệu suất cao là 1 công thức cho sự khó chịu.
Môi trường hiện nay của chúng ta cho phép có những kế hoạch và giấc mơ to lớn, nhưng mỗi cơ hội đó có thể làm bạn cảm thấy quá tải. Một khi chúng ta đặt ra 1 mục tiêu, chúng ta tin rằng chúng ta phải làm điều gì đó về nó. Chúng ta bị giằng xé giữa những khao khát cạnh tranh nhau: Tôi muốn hoàn thành kế hoạch lý tưởng này, nhưng nó phải không được quá khó. Tôi muốn nó phải dễ dàng.
Đó là nơi sự trì hoãn xuất hiện. Chúng ta trì hoãn 1 nhiệm vụ vì chúng ta nghĩ nó quá khó; thành kiến của chúng ta đánh lừa chúng ta đến ý nghĩ rằng chúng ta sẽ làm nó vào ngày mai. 1 số nhà tâm lý thậm chí cho rằng sự trì hoãn là 1 vấn đề chỉ từ cuộc cách mạng công nghiệp, khi những yêu cầu lập kế hoạch tăng lên đáng kể.
Vì chúng ta được tiến hoá với 1 sự tập trung vào những phần thưởng ngay lập tức, bất kỳ hành động nào không nhận được ngay phần thưởng sẽ không được ưa thích. Tính bốc đồng là hữu ích đối với phần lớn tổ tiên thời tiền sử của chúng ta, vì trong 1 môi trường không có lịch trình và lợi nhuận hằng quý, cung cấp phản hồi cụ thể ngay tức thì về những hành động của 1 người.
Ngày nay, tính bốc đồng liên quan chặt chẽ với sự trì hoãn. Nhà khoa học hành vi Piers Steel trường đại học Calgary chỉ ra, chúng ta muốn làm điều gì đó mà nhanh chóng nhận được phần thưởng, giống như chơi Nintendo hơn là học bài cho 1 kỳ thi cho vài tháng tới.
Vì theo định nghĩa chúng ta không thể có được thông tin phản hồi ngay lập tức về tương lai, chúng ta có thể dễ dàng đánh mất sự tự tin vào khả năng của chúng ta để thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định ở phía trước, và điều này trở thành 1 công thức cho sự tránh né và trì hoãn. Chúng ta tưởng tượng rằng làm việc hướng đến 1 mục tiêu dài hạn sẽ là cơn ác mộng đau đớn và không chịu đựng nổi. Thực tế là nó sẽ không quá khủng khiếp một khi chúng ta thực hiện (sau 15 phút làm việc).
Nhưng 15 phút của sự nỗ lực miễn cưỡng là rất mới lạ đối với những người đã quen với thông tin phản hồi ngay lập tức. Xu hướng không làm gì và trì hoãn của chúng ta khiến chúng ta nói với bản thân "Nó sẽ rất khó để bắt đầu làm việc trong 1 dự án lớn, vì vậy tôi sẽ đợi cho đến khi tôi thích làm."
Hoàn thành bất kỳ điều gì ngày hôm nay có nghĩa là vượt qua nhu cầu về sự hài lòng ngay tức khắc - và xem xét lại quan điểm rằng 1 nhiệm vụ sẽ rất đau đớn. Những phần thưởng nhận được những điều bạn muốn về lâu dài làm cho những khoảnh khắc khó chịu trong hiện tại là xứng đáng chịu đựng.
Làm thế nào để chống lại xu hướng không làm gì cả
Phần thưởng ngay lập tức được thiết lập cho bộ não, nhưng chúng ta sẽ thích bản thân mình hơn khi chúng ta giải quyết được những nhiệm vụ khó chịu.
Bắt đầu với sự nhỏ bé. Hỏi bản thân, "Tại sao lại quá khó để làm việc này chỉ trong 15 phút?" Và bạn sẽ thấy mình nhanh chóng yêu thích 1 số nhiệm vụ.
Thách thức bản thân. Tranh luận với quan điểm rằng bạn không thể làm được. Thường thì chúng ta học hỏi bằng cách thử và sai, và nếu bạn có một cái nhìn dài hạn, bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm một việc gì đó khó khăn .
Viết ra các mục tiêu của bạn hằng ngày. Chúng ta có nhiều khả năng bám vào những kế hoạch của mình nếu chúng ta giám sát được sự tiến bộ của chúng ta trước 1 mục tiêu.
Thưởng cho bản thân. Thư giãn khác với lười biếng ở chỗ nó là 1 phần thưởng cho 1 nhiệm vụ đã hoàn thành. Hãy cho bản thân thư giãn sau 1 thời gian nỗ lực kéo dài.
Nguồn: PsychologyToday