Thuần Việt Hay 9X, Giá Trị Cuả Ngôn Từ .
prince.new01 > 07-03-2011, 03:31 AM
Thuần Việt Hay 9X, Giá Trị Cuả Ngôn Từ .
Gần đây, ở ngoài shout box đã xảy cuộc tranh luận nảy lưả giưã người cuả hai trường phái thủ cựu bài tân và đả cựu nghinh tân xung quanh v ấn đề sử dụng tiếng Việt sao cho phù hợp. Thiết nghĩ vấn đề có vẻ phức tạp và phải cần tranh luận góp ý nhiều nên lập hẳn một topic cho mọi người vào trao đổi.
Tiếng Việt bản thân nó là một loại sinh ngữ, mà đã là « sinh » thì tất yếu phải phát triển.Từ đây có thể thấy được sự phát triển phân chia thành hai hướng, phát triển tốt hơn hay trở nên thoái hoá xấu dần đi. Tiếng Việt qua quá trình phát triển cuả nó, khởi nguồn từ việc Alexandre de Rhodes viết ra từ điển việt Bồ-La hệ thống hoá cách ghi âm tiếng việt bằng mẫu tự la tinh vào năm 1651. Nếu mình vào thời kì đó thì có thể dễ dàng tưởng tượng ra là toàn bộ đại bộ phận trí thức sử dụng chữ Nôm là chính thống. Từ đó có thể thấy chữ quốc ngữ hiện tại lúc khởi đầu cũng là một thứ nhăng nhít so với giới trí thức chính thống đương đại. Tuy nhiên vì đa phần người dân lúc đó bị mù chữ cho nên chữ quốc ngữ dễ dàng được đón nhận hơn là chữ Hán và Nôm. Vì thế, yếu tố quyết định sự tồn vong và phát triển cuả chữ viết không phải là bộ phận trí thức, mà là phần lớn những người sử dụng phổ thông. Bản thân trong quá trình phát triển cuả mình, một số từ ngoại lai theo kiểu ghi-đông, pê- đan , gạc-măng-r ê, py-gia-ma … cũng được du nhập vào, một phần là vì không có từ thay thế tương ứng một phần vì lí do nào không rõ nhưng chúng cũng nghiễm nhiên trở thành một bộ phận trong tiếng Việt chính thống hiện nay. Vậy nên chăng ta cần xem xét một cách cụ thể rõ ràng thuần Việt cái nào là tốt và cần phải phát triển hướng nào là đúng.
Lại lạm bàn về những biến hoá "khó đỡ " cuả tiếng Việt trong thời gian qua. Giới trẻ một số bộ phân đã tiếp thu tốt, nhưng đa phần thì nền tảng tiếng Việt chưa thật vững chắc cho lắm nhưng đã vội vàng cải biến chế tạo nó theo nhiều hướng khác nhau. Từ hình thái nói cho « soang » cho “dễ xương” cho tới việc viết tắt vô tội vạ, hoặc thay thế từ như chữ "a" th ành "ci". Có thể dễ dàng nhận ra rằng nếu cứ để mặc và quăng tiếng Việt cho nó phát triển vô tư lự, thì ta sẽ có một hệ thống tạp nham, lộn tùng phèo, với cả núi từ trùng ý và một đống từ mà chỉ có một số người nhất định mới có thể hiểu rõ nghiã. Vô tình đã đi ngược với mô hình chung cuả việc phát triển tiếng Việt là dành cho đa phần bộ phận phổ thông. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận hoàn toàn công lao cuả giới trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ đương đại. Cũng cần đòi hỏi giới trẻ phải có một thái độ nghiêm túc, không quá dễ dãi với bản thân trong việc sử dụng tiếng Việt. Hẳn vẫn còn nhớ bài học "sen trong giếng ngọc” cuả Mạc Đĩnh Chi, rèn chữ viết chính là luyện tính người, dù có tài ba lỗi lạc cách mấy mà không trao dồi rèn luyện thì cũng không ai dám xài. Nếu vẫn chưa đạt chuẩn mực nào đó thì sự làm khó cuả người khác cũng là một cơ hội để mình hoàn thiện.
Xét trên bình diện forum, sự xung đột tưởng chừng nhưng nhỏ nhưng nó biểu trưng cho một vấn đề quan trọng trong xã hội. Cần thiết lắm người cuả trường phái thủ cựu bài tân chịu chấp nhận thêm cái mới , đồng thời tạo cơ hội, nhẫn nại bồi dưỡng thêm cho giới trẻ những điều họ còn thiếu. Về mặt, người trẻ cũng nên hiểu rằng chả ai muốn tạo khó khăn hay chèn ép gì mình cả, rèn luyện tốt tiếng Việt cũng là điều tốt cho chính bản thân mình mà thôi, viết tắt quá nhiều hay là đánh chữ không dấu, dùng từ quá « soang » thì chỉ khiến cho người khác càng khó nắm bắt, thấu hiểu những gì mình cần diễn đạt. Tương lai cuả tiếng Việt chẳng nằm ở đâu xa mà nằm ở sự nhất trí cuả hai phe thủ cựu bài tân và đả cựu nghinh tân. Hãy dẹp bỏ những định kiến cuả bản thân mà ngồi lại cùng vạch ra một hướng phát triển phù hợp. Sao cho tiếng Việt vẫn giữ được sự trong sáng , giá trị đích thực cuả nó và cũng ngày càng phát triển thêm chứ không phải cứ mãi giậm chân tại chỗ với những điều mà chỉ những người đi trước cho là đúng.