Bật mí 5 Lợi Ích Nổi Bật Nhất Của DevOps
hnmaychu > 05-21-2024, 04:15 PM
DevOps là gì? Với sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nhu cầu cung cấp sản phẩm phần mềm chất lượng, nhanh chóng và liên tục đã trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp/tổ chức. Chính vì vậy, DevOps ra đời như một phản ứng tự nhiên, nhằm giải quyết những khó khăn này.
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin về DevOps. cùng xem nhé!
DevOps là gì?
DevOps là tập hợp các nguyên lý, phương pháp, quy trình và công cụ giúp tự động hóa việc lập trình và chuyển giao phần mềm. Nhờ DevOps, các công ty có thể “Release” những tính năng nhỏ và tích hợp các phản hồi nhận được một cách nhanh chóng. Từ “DevOps” xuất phát từ việc kết hợp giữa hai khái niệm chính: “Development” (phát triển) và “Operations” (vận hành).- [font='Times New Roman', serif]Giai đoạn phát triển (Development): bao gồm các công việc của developer, UI designer, QA/QC…[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Giai đoạn vận hành (Operations): có sự tham gia của kỹ sư hệ thống, quản trị viên hệ thống, giám đốc điều hành, kỹ sư phát hành, DBA, kỹ sư mạng…[/font]
Hai giai đoạn trên về cơ bản tách rời nhau. Đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô trung bình trở lên. Kết quả là, khái niệm DevOps đã được tạo ra nhằm cải thiện chu trình phát triển phần mềm. Hỗ trợ phân phối các sản phẩm phần mềm nhanh hơn và thường xuyên hơn.
Tại sao DevOps lại quan trọng?
Tìm hiểu DevOps là gì bạn cần biết sự phát triển phần mềm và Internet đã thúc đẩy quá trình thay đổi trong các ngành, từ mua sắm, giải trí đến ngân hàng. Phần mềm không còn chỉ là công cụ hỗ trợ kinh doanh, giờ đây nó là một phần không thể trong mọi khía cạnh của một doanh nghiệp. Các công ty giao tiếp với khách hàng bằng phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ hoặc ứng dụng được cung cấp trực tuyến và trên tất cả các loại thiết bị.
Họ cũng sử dụng phần mềm để nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách sửa đổi các thành phần của chuỗi giá trị như hậu cần, truyền thông và vận hành. Các công ty trong thời đại hiện nay phải thay đổi cách phát triển và phân phối phần mềm giống như cách các công ty sản xuất hàng hóa hữu hình đã thay đổi cách lên thiết kế, phát triển và phân phối các mặt hàng thông qua tự động hóa công nghiệp trong suốt thế kỷ XX.
DevOps quan trọng vì nó giúp cải thiện quá trình phát triển phần mềm và vận hành hệ thống thông qua việc kết hợp sự hợp tác, tự động hóa và tư duy tập trung vào giá trị cho khách hàng.
>>> Xem thêm: máy chủ hpe DL325 gen10 plus
DevOps Engineer là gì?
Tìm hiểu DevOps là gì các bạn cũng cần biết DevOps Engineer là một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm và quản lý hệ thống, chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì môi trường phát triển, triển khai và vận hành liên quan đến DevOps. Những người làm việc trong vai trò này có kiến thức và kỹ năng về cả phần mềm và hạ tầng hệ thống, giúp họ cân nhắc và thực hiện các quyết định có lợi cho việc phát triển và vận hành phần mềm.
DevOps Engineer thực hiện các nhiệm vụ tương tự như quản trị viên hệ thống, chẳng hạn như triển khai, tối ưu hóa, giám sát và phân tích… Điểm khác biệt chính là:- [font='Times New Roman', serif]DevOps Engineer phải có thêm các kỹ năng mềm, chẳng hạn như coding skill, scripting để tự động hóa hệ thống.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]DevOps Engineer phải tìm hiểu về nhóm công nghệ được sản phẩm của công ty sử dụng. Ngoài ra, họ cũng có thể review bug và viết các unit test thông thường.[/font]
DevOps Engineer hiện này thường tham gia vào giai đoạn phát triển để:- [font='Times New Roman', serif]Chuẩn hóa môi trường làm việc của họ từ local đến production.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Hiểu rõ hơn về sản phẩm nhằm tối ưu hóa sản phẩm tốt hơn.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Nắm vững cơ bản logic code, tiến trình chạy của code.[/font]
DevOps cần học gì?
Biết DevOps là gì, hãy nhớ để làm tốt DevOps, bạn cần học một loạt các kiến thức và kỹ năng liên quan đến phát triển phần mềm, quản lý hệ thống và các công cụ và quy trình liên quan đến DevOps. Cụ thể:- [font='Times New Roman', serif]Có kiến thức chuyên môn về Linux, Windows và macOS. Hiểu các lệnh Terminal trong Linux, lệnh CMD và powershell trong Windows cũng như các lệnh trong Linux hoặc MacOS. Có những kiến thức cơ bản về Process Management, Sockets, Threads and Concurrency, I/O Management, Memory storage and File systems, Virtualization.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Có kiến thức về DNS, HTTP, HTTPS, FTP và SSL. Biết về các lỗi bảo mật phổ biến.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Hiểu cách thiết lập và sử dụng các máy chủ web phổ biến, chẳng hạn như Apache và Nginx. Tìm hiểu các công cụ và chức năng thường sử dụng: Caching Server, Reverse Proxy, Load balancer và Firewall.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Biết và sử dụng được một số dịch vụ đám mây như: Amazon Web Services (AWS), Google Cloud và Microsoft Azure.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Hiểu cách viết code bằng các ngôn ngữ hệ thống như bashscript, Javascript, Java, Python và PHP…[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Biết sử dụng các công cụ triển khai CI&CD như Jenkins, Jira, git (Gitlab, Bitbucket…)…[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Hiểu cách sử dụng các chương trình máy chủ giám sát như Nagios, Icing, Zabbix, Datadog…[/font]
>>> Xem thêm: proliant DL325 gen10 plus
Công dụng của DevOps là gì?
Cùng với phương pháp Agile, DevOps là một thành phần quan trọng của quy trình phát triển phần mềm. Nó hỗ trợ hoàn thành quá trình chuyển đổi hoạt động và phát triển phần mềm từ mô hình thác nước sang mô hình phát triển/phát hành liên tục (CI/CD). Tất cả đều nhằm mục đích tăng cường triển khai phần mềm một cách nhanh chóng. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm/doanh nghiệp từ đó.- [font='Times New Roman', serif]Tích hợp liên tục (CI): Đây là một phương pháp trong DevOps và quá trình phát triển phần mềm, trong đó các thành viên trong nhóm phát triển thường xuyên tích hợp và kiểm tra mã nguồn của họ vào một hệ thống chung. Mục tiêu của CI là tạo ra một quy trình tự động hóa để kiểm tra và tích hợp các thay đổi mã nguồn một cách liên tục và đáng tin cậy.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Triển khai liên tục (CD): Đây là một phương pháp trong quy trình phát triển phần mềm và DevOps, trong đó các thay đổi mã nguồn được tự động triển khai vào môi trường sản xuất hoặc môi trường thử nghiệm sau khi đã qua quá trình tích hợp và kiểm thử tự động. Mục tiêu của CD là tạo ra một quy trình tự động hóa để đảm bảo rằng sản phẩm luôn được cập nhật và có thể sẵn sàng cho việc triển khai một cách liên tục và đáng tin cậy.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Xây dựng kiến trúc hệ thống dưới dạng code (IaC): Đây là một phương pháp trong DevOps và quản lý hạ tầng hệ thống, trong đó bạn sử dụng mã nguồn để tự động hóa việc quản lý, triển khai và cấu hình hạ tầng công nghệ thông tin. Thay vì thao tác thủ công trực tiếp trên các máy chủ, mạng và tài nguyên khác, IaC cho phép bạn sử dụng mã để tạo ra và quản lý các tài nguyên này, tạo điều kiện cho việc duy trì và mở rộng hạ tầng dễ dàng hơn.[/font]
- [font='Times New Roman', serif]Communication và Collaboration: Đây là những biến số ẩn hỗ trợ các công ty phát triển và đánh giá DevOps. Nó tăng tốc độ phát triển, vận hành và các bộ phận khác như tiếp thị và bán hàng, cho phép tất cả các yếu tố của doanh nghiệp tiến gần hơn đến mục tiêu của họ.[/font]
Thách thức khi ứng dụng DevOps
Các nhóm cố thủ trong cách làm việc tách biệt có thể gặp khó khăn khi thay đổi cấu trúc nhóm để áp dụng các phương pháp thực hành DevOps hoặc thậm chí có thể chống đối việc làm mới cấu trúc nhóm. Một số nhóm có thể cảm thấy sai lầm khi nghĩ rằng các công cụ mới là đủ để triển khai DevOps.
Tuy nhiên, biết rõ DevOps là gì ta cũng nhận ra DevOps là sự kết hợp giữa con người, công cụ và văn hóa. Mọi người trong nhóm DevOps phải quen thuộc với toàn bộ chuỗi giá trị, từ ý tưởng, phát triển đến trải nghiệm của người dùng cuối. Điều này đòi hỏi phá vỡ các tường ngăn để hợp tác trong suốt vòng đời sản phẩm.
Việc chuyển từ cơ sở hạ tầng thông thường sang Infrastructure as Code (IaC) và vi dịch vụ có thể giúp phát triển và đổi mới nhanh hơn, nhưng khối lượng công việc vận hành tăng cao có thể là một thách thức. Vì vậy, tốt nhất là xây dựng một nền tảng vững chắc về tự động hóa, quản lý cấu hình và thực hành phân phối liên tục để giúp giảm bớt gánh nặng.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ có thể khiến các công ty mất tập trung vào nền tảng DevOps thiết yếu: nhóm và cơ cấu tổ chức. Sau khi thiết lập một cấu trúc, các quy trình và nhóm cần được thiết lập ngay, sau đó là các công cụ.
Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội
- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa
Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644
- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10
Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399
- Email: hotro@maychuhanoi.vn
- website: https://maychuhanoi.vn/
- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi