• Chảy máu chân răng là biểu hiện bệnh gì
  • Chảy máu chân răng là biểu hiện bệnh gì

    cnr1992 > 11-03-2016, 07:58 AM

    Nguồn: http://chuyenniengrang.vn/

    Câu hỏi: “Xin chào bác sĩ, em hay bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng và sau khi ngủ dậy khiến em cảm thấy lo lắng không biết bị làm sao. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, Chảy máu chân răng là gì? Và cách điều trị như thế nào?” (My, 23 tuổi, An Giang)


    [Image: 6_26_1329202072_16_120120cinehanjimin08-...662468.jpg]

    Đừng để các bệnh lý về răng miệng đánh mất sự tự tin của bạn


    Trả lời:

    Chào bạn My. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc, chuyên viên tư vấn sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc “chảy máu chân răng là gì” như sau.

    Chảy máu chân răng là gì Chảy máu chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nhưng phổ biến nhất là bệnh nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác.


    bệnh lý nha chu có thể là do viêm nướu, nặng hơn là bị viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng của bạn sẽ bị lung lay và mất răng. bệnh nha chu có thể có các biểu hiện như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, bưng mủ, chảy máu,…


    bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền.


    Khi bạn đã xác định được chảy máu chân răng là gì, việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.


    bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng luôn trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các loại dung dịch súc miệng hoặc những nước muối pha loãng. Đồng thời các bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.


    Nguồn bài viết: Chảy máu chân răng là gì