Chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc bao gồm sự đầu hàng
rubiru > 02-28-2013, 12:20 AM
Tham khảo
Taking Personal Responsibility for Happiness Involves Surrendering
Published on December 13, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go here.
Đối với những người đã từng bắt đầu tìm kiếm hạnh phúc biết khá rõ, 1 sự kiện quan trọng trên con đường bao gồm việc chịu trách nhiệm cá nhân. Chịu trách nhiệm cá nhân nghĩa là không đổ lỗi cho người khác vì những bất hạnh của bạn. Nó có nghĩa là tìm thấy những cách để bạn có thể hạnh phúc mặc cho những hành vi (tiêu cực) của người khác và mặc cho những ngoại cảnh. Hạnh phúc của bạn phụ thuộc nhiều vào thái độ của bạn hơn là vào những hoàn cảnh bên ngoài có tính khách quan.
Liệu điều này có phải nghĩa là 1 người có thể hạnh phúc bất kể hoàn cảnh bên ngoài như thế nào? 1 người có thể hạnh phúc mặc cho đau đớn kinh khủng về thể chất hoặc về tâm lý?
Đây là câu hỏi nhiều sinh viên của tôi đã hỏi khi tôi nói về chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc.
Về mặt lý thuyết, 1 người có thể hạnh phúc bất kể hoàn cảnh bên ngoài như thế nào. Làm thế nào? Vì trạng thái cảm xúc của 1 người là 1 chức năng của cách người đó diễn giải về những sự kiện, hơn là những gì thực sự xảy ra. Nói chung, hạnh phúc của chúng ta – bất kỳ trạng thái cảm xúc nào, bao gồm cả trạng thái cảm xúc tiêu cực – được nảy sinh bởi những diễn giải của chúng ta về những sự kiện. Khi chúng ta diễn giải về vị sếp tiêu cực của chúng ta như 1 chướng ngại vật, chúng ta cảm thấy tức giận và thất vọng; ngược lại, nếu chúng ta xem sếp của chúng ta “chính xác là những gì chúng ta cần để trở thành 1 người tốt hơn, “ chúng ta trải nghiệm sự bình tâm, thậm chí biết ơn.
Tất nhiên, hầu hết chúng ta không tin là chúng ta có thể hạnh phúc bất kể ngoại cảnh như thế nào. Khi đương đầu với quan điểm rằng hạnh phúc sau cùng nằm trong tâm trí, nhiều người ngay lập tức nghĩ đến những ví dụ cực đoan để chứng minh là lý thuyết này không có căn cứ: chúng ta có thể hạnh phúc nếu chúng ta bị gãy xương hoặc mất việc?
Theo tôi, đó là những câu hỏi tồi. Câu hỏi đúng để hỏi là liệu chúng ta có thể hạnh phúc ngay cả trong những sự kiện tiêu cực thường xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, thay vì hỏi bản thân bạn liệu bạn có thể hạnh phúc ngay cả trong những hoàn cảnh cực kỳ thảm khốc, thay vào đó hãy hỏi bản thân liệu bạn có thể hạnh phúc trong những hoàn cảnh tiêu cực vừa phải mà bạn gặp hằng ngày. Ví dụ, bạn có thể vui vẻ mặc cho ngoài trởi đang mưa?
Tự tin là quan trọng để phát triển
Tại sao hỏi bản thân liệu bạn có thể hạnh phúc trong những hoàn cảnh cực kỳ thảm khốc (vs. Vừa phải) là câu hỏi tồi? Vì, bằng cách hỏi câu hỏi như vậy, bạn đã phá hoại sự tự tin bạn cần để phát triển khả năng trở nên hạnh phúc dưới mọi hoàn cảnh. Giống như 1 đứa bé không thể tưởng tượng trở nên mạnh mẽ về thể chất như 1 người lớn, những người trong chúng ta chưa từng phát triển được khả năng diễn giải những sự kiện tiêu cực 1 cách vừa phải theo 1 lối tăng cường hạnh phúc thì không thể tưởng tượng được trở nên hạnh phúc trong những hoàn cảnh cực kỳ thảm khốc.
Sẽ có ích khi nghĩ về khả năng kiểm soát những đáp ứng cảm xúc của bạn trước những sự kiện như 1 cơ bắp; những cơ bắp của bạn chỉ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn tập chúng sử dụng những quả tạ thích hợp – những quả tạ quá nhẹ hoặc quá nặng - khả năng kiểm soát phản ứng cảm xúc của bạn trước những sự kiện trở nên mạnh mẽ chỉ khi bạn đương đầu với những thách thức tương xứng với khả năng hiện tại của bạn. Nếu hiện tại bạn là người để cho những sự kiện tương đối nhỏ - như gặp phải 1 phục vụ bàn thô lỗ - làm hỏng tâm trạng của bạn, thì làm thế nào bạn có thể kỳ vọng duy trì được hạnh phúc của bạn khi gặp 1 sự kiện tồi tệ hơn – như 1 chuyến thăm 1 tuần của 1 họ hàng khó chịu?
Vấn đề là: chỉ vì bạn hiện tại thiếu khả năng duy trì cảm xúc tích cực khi đối mặt với những sự kiện cực kỳ tiêu cực không có nghĩa là lý thuyết – chìa khóa của hạnh phúc của bạn nằm trong tay bạn – là sai. Đúng hơn, nó có nghĩa là trong hiện tại bạn không sở hữu đủ khả năng kiểm soát tâm trí bạn để cảm thấy hạnh phúc bất kể hoàn cảnh như thế nào. Bạn có thể khao khát trở nên giống như Gandhi hoặc Jesus- những người phi thường trong khả năng duy trì tâm trạng tích cực khi đối mặt với nghịch cảnh – nhưng bạn không thể đạt đến trình độ đó bằng cách bóc ngắn cắn dài trong hiện tại.
Tìm kiếm sự kiểm soát tâm trí, thoạt đầu nó có vẻ giống với tìm kiếm sự kiểm soát đối với người khác hoặc hoàn cảnh. Nhưng chúng khá đối lập. Khả năng kiểm soát tâm trí của bạn bị giảm đi bằng cách tìm kiếm sự kiểm soát người khác và hoàn cảnh. 1 yếu tố quan trọng để phát triển sự kiểm soát tâm trí là 1 sự sẵn sàng chấp nhận bất kỳ kết quả nào mà bạn đang đối phó. Nếu bạn không thể chấp nhận hoàn toàn những kết quả của bạn –bao gồm, ví dụ, sự hiện diện của 1 vị sếp “độc ác”, hoặc sức khỏe kém- bạn sẽ không thể diễn giải những kết quả đó dưới 1 ánh sáng tích cực, và do đó, bạn không thể hạnh phúc.
Do đó, chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc của bạn bao gồm việc làm theo “thái độ đầu hàng” – chỉ về sự sẵn sàng chấp nhận hoàn toàn và không hỏi lại những kết quả mà bạn đang đối phó trong cuộc sống.
Nhưng làm thế nào 1 người phát triển được thái độ đầu hàng?
Trước khi trả lời câu này, hãy để tôi thảo luận về 1 quan niệm sai phổ biến về thái độ đầu hàng. Đầu hàng không giống với đầu hàng có điều kiện. Nói cách khác, 1 người với 1 thái độ đầu hàng không phải là người yếu đuối; mà đúng hơn, anh í là 1 người giống như chúng ta, có những khao khát và những mục tiêu và theo đuổi chúng. Tuy nhiên, trong khi phần còn lại của chúng ta bám lấy những khao khát của chúng ta với sự tuyệt vọng, thì 1 người với thái độ đầu hàng không làm vậy. 1 người với thái độ đầu hàng có thể mơ phá kỷ lục thế giới trong thi chạy 100m, nhưng nếu anh í khám phá ra điều kiện cơ thể ngăn không cho anh đạt được giấc mơ này, anh sẽ có thể loại bỏ giấc mơ đó và chuyển sang những mục tiêu khác mà không lưỡng lự.
Nói cách khác, 1 người với thái độ đầu hàng giống phần còn lại của chúng ta theo nhiều cách, nhưng chỉ đến lúc những kết quả được bộc lộ. Trong khi những người còn lại trong chúng ta nghiền ngẫm và than vãn khi những kết quả được mong đợi của chúng ta không bộc lộ thì người với 1 thái độ đầu hàng có thể tiến lên và không bị tổn thương cảm xúc.
Làm thế nào 1 người phát triển được thái độ đầu hàng?
Cách hiệu quả nhất để phát triển thái độ là 1 cách mà người với định hướng khoa học sẽ có khả năng thấy không hấp dẫn: nó bao gồm niềm tin vào 1 trí tuệ hoặc 1 sức mạnh lớn hơn. Cụ thể, những người tin rằng có sức mạnh lớn hơn bản thân, và sức mạnh này là tốt lành, sẽ thấy dễ dàng hơn để đầu hàng. Lý do cho điều này khá đơn giản: nếu bạn tin rằng vũ trụ được hình thành bởi 1 sức mạnh mạnh mẽ hơn bạn, và sức mạnh này có lợi cho bạn, thì khi đó bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn nhiều để làm hòa với những kết quả bạn đang xử lý. Ngay cả nếu bạn không thể nhìn thấy làm thế nào 1 kết quả có lợi cho bạn vào lúc đó, bạn ít nhất sẽ sẵn sàng tìm kiếm những cách mà nó mở ra những cánh cửa mới và cơ hội mới. Ngược lại, nếu bạn tự thuyết phục rằng kết quả mà bạn đang xử lý là xấu cho bạn, thì bạn có nhiều khả năng nghiền ngẫm về quá khứ hơn là tiến lên.
Cuối cùng, đầu hàng liên quan đến sự tin tưởng. Giống như tin tưởng những người mà bạn đang tương tác hằng ngày là cần thiết để hạnh phúc, nó có vẻ tin tưởng rằng vũ trụ đang quan tâm đến bạn là quan trọng để hạnh phúc.
Đây có thể là 1 lý do giải thích tại sao những phát hiện nhiều lần cho thấy những người theo tôn giáo, về trung bình, hạnh phúc hơn đáng kể. Tuy nhiên, phát triển thái độ đầu hàng không có nghĩa là bạn cần theo tôn giáo. 1 người có thể tin vào 1 vũ trụ tốt lành (hơn là độc ác và vô cảm) mà không theo bất kỳ tôn giáo nào.
Vậy, điều logic để làm, nếu bạn muốn chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc của bạn, là 1 điều gì đó có vẻ phi logic: có niềm tin là làm theo thái độ đầu hàng.
Nguồn: psychologytoday