[REVIEW] ASUS TUF FX505-AL070T - HIỆU NĂNG GAMING BÁ ĐẠO PHÂN KHÚC 30 TRIỆU
tienmanh90 > 05-17-2021, 03:11 AM
một chiếc Laptop Gaming có màn hình 17.3 inches với chất lượng hiển thị rất tốt thì sẽ thật thiếu xót nếu không có một bài đánh giá về phiên bản 15.6 inches của dòng sản phẩm này. Bản thân mình cũng rất tò mò về chất lượng hiển thị của tấm nền 15.6 inches bởi sự khác biệt là khá nhiều, đặc biệt ở tần số quét, phiên bản 15.6 inches có tần số quét cao hơn gấp đôi là 120Hz
Ngày hôm nay Maychuhanoi sẽ gửi đến các bạn bài đánh giá chi tiết về ASUS TUF FX505DU-AL070T - một chiếc Laptop Gaming có cấu hình cực kỳ ấn tượng trong phân khúc Laptop Gaming dưới 30 triệu đồng
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
CPU AMD Ryzen 7 3750H - 4 nhân 8 luồng xử lý
VGA Nvidia GTX1660Ti 6GB GDDR6
RAM 8GB + 1 khe trống nâng cấp
SSD 512GB NVME + 1 khe 2.5 inches nâng cấp
Màn hình 15.6 inches IPS 120Hz
Hệ điều hành Windows 10 Home
Cổng kết nối USB-A, USB-C, LAN, HDMI, Audio 3.5mm
THIẾT KẾ
Thiết kế tổng thể của FX505DU gần như giống với chiếc FX705DT 95%, sự khác biệt chủ yếu đến từ kích thước của máy và một số chi tiết nhỏ khác. Vẫn là một nắp máy kim loại rất cứng cáp đạt độ bền tiêu chuẩn quân đội
Kích thước của máy gọn gàng hơn bản 17.3 inches đáng kể, ngay cả cân nặng cũng chỉ là 2.2kg so với 2.7kg của FX705DT
Các nút hiển thị tình trạng hệ thống được bố trí ở trên cùng, bạn có thể nhìn thấy ngay cả khi đóng máy rất dễ dàng
Phía sau là hai khe tản nhiệt tương tự FX705DT
Tuy nhiênt do kích thước máy nhỏ hơn đồng nghĩa với việc không gian trong máy cũng bé hơn, cộng với một VGA rất mạnh là GTX1660Ti, để đảm bảo khả năng tản nhiệt ASUS đã trang bị thêm một khe tản nhiệt phụ ở bên cạnh phải của máy. Thiết kế này có một điểm không ổn đối với những bạn nào có thói quen cầm chuột xa một chút thì tay sẽ bị nóng do khí nóng ở khe tản nhiệt này gây ra. Tuy nhiên chỉ cần di chuyển tay xuống một chút sẽ khắc phục được tình trạng này
Cạnh phải ngoài khe khoá Kensington ra thì cũng không có bất kỳ một cổng kết nối nào khác, tương tự với FX705DT
Bản lề máy chắc chắn nhưng không thể mở máy bằng một tay
Toàn bộ cổng kết nối được bố trí ở phía bên trái của máy, mình luôn rất thích điều này bởi khi sử dụng sẽ không bị vướng vào tay cầm chuột với đa số người thuận tay phải
Bố cục khu vực bàn phím hoàn toàn tương tự với phiên bản FX705DT, kích thước và khoảng cách các phím cũng không có sự khác biệt dù kích thước máy nhỏ gọn hơn hẳn
Chất lượng hoàn thiện cũng rất cứng cáp, không gặp tình trạng lún xuống dù dùng lực mạnh hơn bình thường
Bàn phím có hành trình phím khá, phím mềm và kích thước lớn cho cảm giác gõ rất thoải mái
Bàn di chuột bề mặt khá mịn cho cảm giác di khá tốt, tuy nhiên 2 nút chuột trái và phải lại hơi lỏng nên cảm giác bấm không tốt. Tuy nhiên với một chiếc Laptop Gaming thì việc sở hữu chuột ngoài là điều chắc chắn, chính vì vậy cũng không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm chung
Viền màn hình hai bên mỏng chỉ 6.5mm cũng là một điểm cộng và mỏng hơn so với FX705DT với 7.18mm- ASUS TUF FX505DU vẫn mang thiết kế mạnh mẽ và nam tính của dòng sản phẩm TUF, nếu bạn thấy phiên bản 17.3 inches là khá cồng kềnh thì đây chính là sự lựa chọn tối ưu bởi cả kích thước lẫn trọng lượng của máy đều gọn nhẹ hơn rất nhiều
>>> Xem thêm: mua máy chủ fujitsu tx1310
CHẤT LƯỢNG HIỂN THỊ
Mình tiến hành đo đạc bằng thiết bị cân chỉnh màu sắc chuyên nghiệp SpyderX Elite, kết quả đo được với thiết lập mặc định.
Như vậy là không giống với FX705DT, tấm nền IPS của FX505DU chỉ hỗ trợ 66% dải màu sRGB và 49% dải màu AdobeRGB, một con số chỉ thuộc mức trung bình
Giá trị Gamma là khá tốt với 2.1, gần tương tự với giá trị tiêu chuẩn 2.2
Độ sáng là tương đương với FX705DT, tuy nhiên độ tương phản lại có sự cách biệt khá đáng kể
Màn hình cũng có sự sai lệch màu giữa cách vùng hiển thị khá đáng kể
Sự sai lệch độ sáng cũng có nhưng rất khó nhận ra trong quá trình sử dụng bình thường
Giá trị DeltaE trung bình tốt là 1.57
Điểm số FX505DU nhận được- Có thể thấy rằng chất lượng hiển thị màu sắc của FX505DU là không tốt bằng FX705DT, tuy nhiên bù lại bạn sẽ nhận được tần số quét cao gấp đôi là 120Hz, phù hợp hơn dành cho nhu cầu chơi game, ngoài ra ngay cả trong điều kiện sử dụng thông thường thì tần số quét 120Hz cũng mang lại một trải nghiệm tốt hơn hẳn so với 60Hz, mọi chuyển động hoạt hoạ đều mượt mà hơn đáng kể
HIỆU NĂNG
Điểm Benchmark hiệu năng CPU của FX505DU có sự vượt trội khá rõ ràng so với FX705DT và gần bằng với ASUS Zephyrus GA502DU, một chiếc Laptop Gaming thuộc phân khúc cao cấp hơn của hãng,
Với phần mềm đo hiệu năng tổng thể của máy, dù cùng CPU cũng như RAM nhưng FX505DU có số điểm có phần vượt trội so với Zephyrus GA502DU, có lẽ nhờ vào hiệu năng xử lý của VGA 1660Ti so với phiên bản Max-Q trên GA502DU- Hiệu năng CPU AMD Ryzen 7 3750H trên FX505DU là rất tốt, hoàn toàn có thể so sánh với chiếc Laptop Gaming cao cấp hơn của hãng, tuy nhiên khi so sánh với Intel Core I7 9750H thì khoảng cách vẫn là rất rõ ràng, chính vì vậy nếu bạn cần một chiếc máy có hiệu CPU tốt thì vẫn nên lựa chọn CPU đến từ Intel
Tiếp theo là Benchmark về hiệu năng VGA của máy và so sánh trực tiếp với ACER Nitro 7 cùng được trang bị VGA GTX1660Ti, chỉ khác ở CPU là Core I7 9750H. Các bạn có thể xem thêm bài đánh giá ACER Nitro 7 tại ĐÂY
Với Time Spy, số điểm của ASUS TUF FX505DU thấp hơn khoảng 7%
Tiếp tục là khoảng cách chỉ 8%, khá tương đồng với Time Spy
Tốc độ SSD 512GB đi kèm máy là khá tốt, đủ để đáp ứng đa số nhu cầu sử dụng thông thường cũng nhu chơi game rất tốt
Tiếp theo là những bài test với Game
Mức khung hình cực kỳ ổn định với thiết lập ULTRA
Với Far Cry 5, mình có test ở cả 3 thiết lập, dù với thiết lập cao nhất thì số khung hình trung bình hoàn toàn ổn để có thể chơi tốt tựa game này
Tiếp theo là tựa game Metro Exodus với đồ hoạ rất đẹp nhưng cũng rất nặng nề, mình sử dụng công cụ Benchmark với các thiết lập có sẵn. Do GTX1660Ti không hỗ trợ Ray Tracing nên không thể tiến hành test ở thiết lập RTX
Kết quả lần lượt như sau
Theo trải nghiệm của mình thì với thiết lập HIGH vẫn có thể chơi tốt được Metro Exodus bởi nhịp độ của game là không cao và khá chậm rãi, thậm chí nếu muốn thưởng thức đồ hoạ chất lượng cao thì mình vẫn có thể chơi được ở thiết lập Ultra, dĩ nhiên đôi lúc việc sụt khung hình là không tránh khỏi
Devil May Cry 5 không phải là một tựa game có thể làm khó GTX1660Ti giống như Metro
Với Resident Evil 2, mình để thiết lập tất cả ở mức cao nhất trừ 2 thiết lập Texture Quality ở mức High 0.5gb và Texture Filter Quality High ở mức Aniso x4
Với tựa game thế giới mở GTA V, việc bật hay tắt khử răng cưa ảnh hưởng khá nhiều đến số khung hình, hơn nữa sự khác biệt giữa bật hay tắt khử răng cưa là không nhiều do bạn sẽ không thường để ý đến các chi tiết nhỏ trong suốt quá trình chơi game, vì vậy hoàn toàn có thể tắt khử răng cưa để có số khung hình tốt hơn hẳn
Mình sử dụng công cụ Benchmark tích hợp của game Assasin' Creed Odyssey với các thiết lập có sẵn, có thể thấy số khung hình không thực sự lý tưởng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chơi ổn tựa game này ở mức 30 - 40 FPS mà không cảm giác khó chịu.
Với Shadow Of Tomb Raider, mình sử dụng công cụ Benchmark có sẵn của game với 3 thiết lập khác nhau. Trải nghiệm khi chơi thực tế thì với mức thiết lập cao nhất mình vẫn có thể chơi tốt mà không gặp bất kỳ khó khăn gì
>>> Xem thêm: Workstation Dell Precision 3640
Cuối cùng là Benchmark tựa game Final Fantasy XV- Qua những bài test cũng như thực tế trải nghiệm của mình thì có thể nói CPU AMD Ryzen 7 3750H có thể sử dụng tốt với VGA GTX1660Ti, dĩ nhiên với một cỗ máy có cùng VGA này nhưng sử dụng CPU Intel Core I7 thì sẽ mang lại hiệu năng Gaming tốt hơn nhưng giá thành chắc chắn sẽ không ở mức cực tốt như FX505DU hiện đang ở mức 25 triệu đồng. Những chiếc Laptop Gaming khác mà mình có nhắc đến như Nitro 7 hay Zephyrus GA502DU đều ở mức trên 30 triệu đồng, đắt hơn khá nhiều so với FX505DU
NHIỆT ĐỘ
ASUS TUF FX505DU vẫn giữ được truyền thống của dòng TUF, đó chính là khả năng cách nhiệt bề mặt bàn phím và để tay rất tốt, dù máy có chạy tải nặng nhưng bề mặt trong quá trình chơi game vẫn rất mát mẻ, không có bất kỳ sự khó chịu nào ảnh hưởng đến người dùng
Nhiệt độ bề mặt tập trung ở 2 khe tản nhiệt và hơi ấm nhẹ ở chính giữa, nơi mà khi chơi game gần như bạn sẽ không bao giờ động vào
Khu vực này có nhiệt độ khoảng 50 độ C, tuy nhiên khi chạm vào lai chỉ có cảm giác ấm nhẹ chứ không nóng như ở khu vực khe tản nhiệt dù nhiệt độ không chênh nhau quá nhiều
Nhiệt độ ở các khe tản nhiệt phổ biến dao động từ 50 - 62 độ C
Khi tiến hành Benchmark cùng lúc AIDA64 và Furmark thì nhiệt độ của CPU và VGA lần lượt ở mức 90 độ C và 80 độ C. Nhiệt độ khi chơi game có phần mát hơn so với Benchmark như thế này
Nếu chỉ đơn thuần Stress CPU thì mức nhiệt giảm rất nhiều, chỉ còn 77 độ C, đồng thời xung nhịp CPU duy trì ở mức tốt là 3.8GHz
Khi chuyển sang Stress CPU với các tập lệnh cao cấp hơn thì mức xung bị giảm xuống một chút là 3.54GHz, nhiệt độ gần như không thay đổi- Khả năng phân bố và kiểm soát nhiệt độ của máy là rất tốt, mang lại trải nghiệm rất thoải mái cho người sử dụng
KHẢ NĂNG NÂNG CẤP
Khả năng nâng cấp của ASUS TUF FX505DU là rất tốt với 1 khe ram trống và 2.5 inches trống dành cho nhu cầu lưu trữ.
Các bạn có thể tham khảo một số linh kiện để nâng cấp cho sản phẩm này
TỔNG KẾT
Nếu phải kể ra một cái tên cho hiệu năng Gaming tốt nhất trong phân khúc Laptop Gaming 30 triệu đồng thì thật khó có thể tìm ra cái tên xứng đáng hơn ASUS TUF FX505DU. Dĩ nhiên nếu được trang bị CPU Intel Core I7 thì hiệu năng sẽ còn tốt hơn, nhưng lúc đó chắc chắn sẽ không có giá thành tốt như hiện tại
Nếu bạn cần mua một chiếc Laptop Gaming tốt nhất trong tầm giá dưới 30 triệu thì đây chính là chiếc máy mà bạn phải xem qua
>>> Xem thêm: máy server dell r750