Phụ nữ bị các bệnh như: tim, lao, thiếu máu nghiêm trọng, tiểu đường, động kinh... thì không nên có thai.
1. Phụ nữ bị bệnh tim
Sau khi có thai, do sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi sẽ làm cho phụ nữ mang thai tăng thêm 20-30% dung lượng máu. Điều này đã làm tăng thêm gánh nặng cho tim của người có thai. Khi tim đã bị bệnh và đến thời kỳ sắp sinh, thai phụ sẽ có khả năng phát sinh suy kiệt tâm lực. Trong quá trình sinh con, thai phụ phải dùng nhiều sức lực để rặn đẻ và sau khi thai nhi, cuống rốn đã được ra ngoài, tử cung bỗng nhiên co nhỏ lại, tuần hoàn huyết dịch đột ngột thay đổi rất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Bên cạnh đó, sau khi sinh, người mẹ còn phải cho con bú và chăm sóc bé sẽ khiến người mẹ vất vả, mệt nhọc, ảnh hưởng không tốt cho tim.
2. Phụ nữ bị cao huyết áp
Có thai sẽ làm cho huyết áp của người mẹ tăng cao. Đặc biệt, càng đến ngày sinh thì huyết áp càng cao. Bản thân thai phụ có huyết áp cao rất dễ phát sinh chứng bệnh trúng độc và chứng bệnh chảy máu não, gây nguy hiểm cho bà bầu trước khi sinh.
3. Phụ nữ bị bệnh lao
Bệnh lao là bệnh có tính tiêu hao mãn tính. Hiện nay, có nhiều loại thuốc chống lao tốt, nhưng tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi thoải mái là 2 mặt hết sức quan trọng trong điều trị bệnh. Tuynhiên, sau khi mang thai, cơ thể người mẹ phải dùng lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi và sau khi sinh, người mẹ còn phải cho con bú và chăm sóc bé. Việc này sẽ làm cho người phụ nữ thiếu hẳn chất dinh dưỡng và sự nghỉ ngơi đầy đủ, khiến cho bệnh tình của người mẹ ngày một nặng hơn, có thể còn truyền nhiễm sang cả con.
Ngoài ra, phụ nữ có thai phải dùng lượng thuốc chống lao nhất định, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát dục của thai nhi, làm cho thai nhi phát triển không tốt, thậm chí dễ bị dị dạng. Vì thế, phụ nữ bị bệnh lao phải chữa khỏi bệnh và hoàn toàn bình phục mới được có thai.
4. Phụ nữ bị thiếu máu nghiêm trọng
Huyết sắc tố của phụ nữ khỏe mạnh cần phải đạt trên 12%. Sau khi có thai, thành phần huyết tương trong huyết dịch sẽ tăng lên nhiều, hàm lượng huyết sắc tố tương đối giảm đi, hình thành "thiếu máu có tính chất sinh lý". Những phụ nữ bị bệnh vốn đã thiếu máu, sau khi có thai sẽ làm cho bệnh thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, người luôn cảm thấy váng đầu, hoa mắt, khí suyễn, tim đập mạnh, người bải hoải rã rời, không còn sức lực. Thiếu máu có thể làm cho sự cung cấp dinh dưỡng và ôxy đối với thai nhi không đủ, dẫn tới việc phát dục không tốt. Nếu thiếu máu nghiêm trọng có thể gây sảy thai, đẻ non và việc sinh con sẽ trở nên khó khăn vì tử cung không còn sức đàn hồi co thắt. Phụ nữ huyết sắc tố dưới 8% cần đi khám và điều trị khỏi hẳn mới được có thai.
5. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường
Người mẹ bị bệnh tiểu đường, thai nhi thường sẽ "quá to", gây nguy hiểm cho người mẹ lúc sinh. Lượng đường trong máu của người mẹ cao, khiến cho insulin của thai nhi phải tiết ra nhiều lên, xuất hiện triệu chứng máu có insulin của thai nhi cao, dễ dẫn đến dị dạng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê, tỷ lệ thai nhi dị dạng ở người mẹ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với thai phụ bình thường.
Sau khi mang thai, người mẹ mắc bệnh tiểu đường sẽ kéo theo các bệnh về thận và mạch máu, lưu lượng máu của nhau thai trong tử cung ít đi, dẫn đến thai nhi trong tử cung phát triển kém, sinh ra sẽ bị nhẹ cân.
Không phải tất cả phụ nữ bị bệnh tiểu đường đều không thể mang thai, nhưng nếu mắc bệnh tiểu đường ở mức nhẹ và được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thì vẫn có thể có thai.
6. Phụ nữ bị bệnh giáp trạng
Bệnh giáp trạng là một loại bệnh do rối loạn chuyển hóa cơ bản tạo ra. Triệu chứng: tim đập quá nhanh, thở ngắn, nhiều mồ hôi, sợ nóng, thần kinh quá mẫn cảm…
Người bị bệnh này thường có kinh nguyệt bất thường và không rụng trứng nên khó có thai. Nhưng, không phải tất cả người mắc bệnh này đều không thể có thai. Tuy nhiên, nếu mang thai thì hiện tượng sảy thai, thai chết lưu cao hơn nhiều so với thai phụ bình thường. Ngoài ra, việc mang thai sẽ tăng thêm gánh nặng sinh lý, làm cho bệnh tình ngày một xấu đi.
Bệnh này nguy hiểm cho cả mẹ và con, vì thế nếu mắc phải thì phụ nữ không nên mang thai cho đến khi chữa khỏi hẳn.
7. Phụ nữ mắc bệnh suyễn
Suyễn là loại bệnh thường thấy, khí quản co thắt, các cơn co thắt tái phát nhiều lần gọi là hen suyễn.
Người mắc bệnh này thường có các cơn kịch phát, khiến việc hít thở khó khăn, bị nặng sẽ gây thiếu ôxy. Do vậy, nếu mang thai thì gây thiếu ôxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi phát triển chậm, gây đẻ non hoặc thai chết lưu.
Phụ nữ mắc bệnh suyễn, nếu chức năng tim phổi bình thường có thể mang thai và sinh con. Khi sinh con, chỉ cần áp dụng biện pháp mổ đẻ thích hợp, rút ngắn thời gian sinh, giảm nhẹ gánh nặng cho sản phụ thì sẽ sinh đẻ an toàn.
8. Phụ nữ bị khối u
U lành tính
Nếu u lành ở trong cơ quan sinh dục thì tùy theo mức độ to, nhỏ, vị trí khối u để quyết định việc mang thai. U lành trong cơ quan sinh dục như: u buồng trứng, u xơ tử cung thường có kích thước nhỏ không ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng phải đi khám định kì và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Buồng trứng nằm bên cạnh tử cung, khi mang thai, tử cung to lên, u buồng trứng từ khoang chậu dồn lên bụng, nếu thai phụ hoạt động mạnh, dễ khiến khối u xoay chuyển và gây đau bụng cấp. Khối u to lên dễ gây sảy thai tự nhiên và đẻ non, ảnh hưởng đến việc sinh con.
Nguồn: mangthai.vn