Nhóm này vận dụng những chiêu thức xin xỏ khá dị thường như dùng thân xác hôi hám sấn vào, đeo bám cho đến khi khách không chịu nổi và móc tiền cho để tránh rầy rà, khiến dư luận rất bức xúc.
Lần theo thông tin cung cấp từ độc giả, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã bí mật lần theo dấu vết những nhóm “cái bang” này và phát hiện chân tướng của những ăn xin ngoại quốc được một số đối tượng tổ chức chăn dắt rất chuyên nghiệp.
Dùng “khổ nhục kế” để móc tiền người hảo tâm
Trời giữa trưa hè nóng như thiêu đốt, tại ngã tư Avata (TP. Biên Hòa), khi thấy hiệu đèn đỏ giao thông dừng lại, đột nhiên một nhóm người vừa già vừa trẻ từ trong lùm cây bên vệ đường túa ra rồi sấn đến những người đi đường. Kẻ cầm gáo nhựa, kẻ cầm thau, bị… cố chìa ra xì xồ xin tiền khách trông rất thảm thiết. Lẫn trong nhóm, một đứa trẻ đen trũi, tóc xoăn tít trông còi cọc tiến đến người đi xe máy rồi giơ chiếc gáo nhựa nói lời đứt quãng: “Cho chút tiền”. Được thể hùa theo, dăm ba đứa trẻ tương tự cũng xúm lại níu áo cất lời: “Tiền, tiền, đói….”. Vị khách tỏ vẻ khó chịu móc ví lấy ra 5 nghìn đồng bỏ vào gáo rồi rồ ga đi. Chỉ sau vài giây, nhóm ăn xin này trở về lùm cây và lặp lại chiêu thức ăn xin cũ quen thuộc. Xem thêm
vu an hinh su tại 24h.com.vn
Ông Lê Văn Vĩnh (46 tuổi) là người chạy xe ôm gần đó cho biết, tại ngả đường này trước đây chỉ có vài ba người ăn xin. Nhưng gần đây, số lượng ăn xin bỗng nhiên xuất hiện nhiều hơn. Đám người này gồm các bé trai, gái và cả mẹ ẵm con. Chúng dùng nhiều chiêu “khổ nhục kế” để xin tiền, gây bức xúc cho người qua đường. Cũng theo ông Vĩnh tiết lộ, thì những người này diện mạo rất khác lạ, ít nói, dù lớn hay bé cũng chỉ lắp bắp được mấy câu tiếng Việt quen thuộc. Tương tự, tại Khu du lịch Bửu Long (đường Huỳnh Văn Nghệ, TP. Biên Hòa), người ta thường thấy cảnh một người mẹ mặc bộ đồ xanh lục ôm hai đứa trẻ ốm yếu, dáng nhem nhuốc cầm thau, ca… vạ vật vái lạy, khóc lóc rất thảm thiết xin người qua đường bố thí. Nhiều khách du lịch phương xa đến không biết thì móc hầu bao cho người này rất nhiều. Người phụ nữ cùng hai đứa trẻ xin tiền cũng không hề nói được tiếng Việt. Xem thêm
an ninh hình sự tại 24h.com.vn
Người phụ nữ bồng con chính là kẻ cầm đầu một nhóm “cái bang” ngoại quốc. Ảnh: T.G
Tổng hợp những nghi vấn và đi đến nhận định: Đây có thể là nhóm người giả ăn xin bị chăn dắt, chúng tôi đã bí mật lần theo dấu vết. Ngay trong buổi tối diễn ra lễ hội “Chùa bà ăn chay” (tháng 6 Âm lịch hàng năm), chúng tôi đã âm thầm bám theo người phụ nữ dắt theo hai đứa trẻ này. Khoảng 21h đêm, người phụ nữ và hai đứa trẻ đã xuất hiện cùng một tốp người ngồi xổm gần phòng vé công viên Bửu Long (TP.Biên Hòa).
Tốp người lạ gồm một phụ nữ đẫy đà, bên cạnh đó là hai thanh niên trạc 30 tuổi trông bặm trợn cùng một người đàn ông tuổi chừng ngoài 60. Sau một hồi khẩn trương bàn bạc điều gì đó, lần này, người phụ nữ không ẵm hai đứa trẻ kia vào lễ hội nữa mà ngồi tại chỗ, để “các con” hóa thân rách rưới, cùng cầm ca vào lễ hội đi xin. Một người trong nhóm ngồi tại chỗ theo dõi động tĩnh, người còn lại lần theo hai đứa trẻ. Đúng như dự đoán, sau khi hai “cái bang” này “vào vai” nhếch nhác, chúng bắt đầu sấn tới những “con mồi” sang trọng chìa gáo xin tiền. Xem thêm
bao cong an tại 24h.com.vn
Chiêu thức “moi tiền” khách của hai ăn xin nhí này cũng ranh ma không kém. Chúng chọn một người ăn mặc sang trọng níu chặt gấu áo xin tiền. Khi người này xua tay ra đi được mấy bước, thì từ phía xa xa, đứa khác lại ập đến, đeo đẳng mãi cho đến lúc “đối tượng” thấy khó chịu phải rút túi móc mấy đồng tiền thả lại mới được buông tha.
Lấy được tiền hai đưa trẻ “nhả mồi” tản đi và một kịch bản mới tương tự, khoảng 45 phút sau, chúng mang tất cả ra đưa cho nhóm người ngoài cổng lúc nãy. Cũng một đêm khác tại đây, chúng tôi lại gặp hai đứa trẻ này nhưng có một người đàn ông ngoài 30 tuổi đi theo, khi hai đứa trẻ tỏ vẻ lơ là chểnh mảng xin khách thì bị anh ta trừng mắt ra hiệu tiếp tục xin. Khi thấy chiến lợi phẩm thu về không đáng kể, người đàn ông này giận dữ lao tới túm cổ áo một đứa bé, tát mạnh khiến đứa còn lại hoảng hồn ngồi rúm lại. Nhác trông thấy người qua đường nhìn theo, gã đàn ông vội chở cả hai lên xe đi nơi khác.
Bóng đen sau nhóm “cái bang” ngoại
Qua nhiều ngày theo dõi hành tung người phụ nữ và hai đứa trẻ ăn xin ở chùa Bà, chúng tôi cũng phát hiện cùng nhóm với người đàn bà ẵm hai đứa trẻ còn rất nhiều “cái bang” nhỏ tuổi khác. Tất cả tóc đều vàng cháy, gầy, đen đúa và rách rưới, trong đó không ít đứa bị bệnh ngoài da lở loét trông rất ghê rợn. Hôm diễn ra lễ hội chùa Bà, nhóm trẻ này sau khi xin được tiền khách thì từng đứa một phải khép nép đến nộp tất cả cho người phụ nữ ẵm hai đứa trẻ. Sau đó, chúng lại thay phiên nhau để người phụ nữ này bế rồi vào chùa ăn xin. Khoảng 2h sáng, khi khách đã vãn dần, nhóm mới chịu rút đi.
Chị Nguyễn Thị Minh (36 tuổi), chủ một quán phở gần đó thường ngày chứng kiến cảnh ăn xin của nhóm người này khẳng định với chúng tôi rằng, chắc chắn đó là nhóm “cái bang” người Campuchia. “Hàng ngày bất chấp nắng mưa, họ đầu trần, chân đất, đứng sát dải phân cách trước chùa xin tiền, gây mất mỹ quan, phiền khách tới viếng. Rất nhiều lần, lực lượng dân phòng đã đến ngăn chặn nhưng xong rồi thì đâu lại vào đấy”, chị Minh cho biết.
"Cái bang" ngoại quốc đeo bám cho đến khi khách không chịu nổi và móc tiền cho.
Tương tự như trên, nhiều người sống lân cận tại ngã tư Avata cũng cho rằng nhóm ăn xin này đến từ Campuchia và có sự điều khiển của một số người lạ đứng đằng sau. Để rõ thực hư, chúng tôi quyết định mua hai bịch sữa đến làm “chất bôi trơn” để tiếp cận nhóm “cái bang” này. Khi chúng tôi bước đến lùm cây thì nhóm gồm 7-8 người cả già và trẻ rọi ánh mắt ngơ ngác chạy dạt về đứng một phía với thái độ rất cảnh giác. Sau khi nghe chúng tôi bảo cho lũ trẻ sữa thì người phụ nữ đứng tuổi, vai mang bị ra hiệu bảo đám trẻ xích gần lại nhưng tất cả đều thậm thụt không dám. Người này nói tiếng Việt lơ lớ chỉ được một số câu cơ bản. Chị ta bảo lũ trẻ không dám nhận là vì sợ chúng tôi cho sữa có thuốc độc để hại.
Qua câu chuyện, người phụ nữ này cho biết chị ta không phải người Việt mà đến từ Campuchia qua cửa khẩu biên giới Mộc Bài (Tây Ninh). Lũ trẻ cùng nhóm này thì có đứa là họ hàng, nhưng phần lớn sống trong làng được chị ta rủ rê, lôi kéo. Khi chúng tôi hỏi những chuyện khác thì người này lắc đầu không biết, chỉ nói rằng ở bên đó không có cơm ăn nên sang đây mưu sinh bằng nghề đi xin, chiều tối lại về góc chợ Hòa Bình (TP. Biên Hòa) ngủ. Để được yên ổn ăn xin, nhóm của người phụ nữ này cũng phải tuân thủ quy định nộp một số tiền nhất định mỗi ngày cho một số người rất dữ tợn. Tuy nhiên, danh tính và địa chỉ của những tay anh chị bảo kê này, người phụ nữ đến từ bên kia biên giới lại lắc đầu không rõ.
Cũng trong cuộc trò chuyện, người phụ nữ này cũng tiết lộ mánh khóe xin tiền của nhóm là vờ đói khát, ăn mặc rách rưới rồi bồng con nhỏ tập trung tại các ngả đường lớn, nơi chùa chiền, chợ búa. Khi thấy “con mồi”, người phụ nữ này sẽ ôm “con” lao tới, sụp lạy và chèo kéo để khách thấy… sợ hãi mà phải cho tiền. “Mỗi ngày, chúng tôi xin được khoảng 4-5 trăm nghìn tiền Việt, nhưng không được giữ tất cả, phải đưa cho người ta một phần”, chị này cho biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn TP. Biên Hòa đang có rất nhiều nhóm “cái bang” ngoại.
Để khách cho tiền, họ sử dụng bằng nhiều chiêu thức “khổ nhục kế” mà đến mức “cái bang nội” cũng phải chào thua. Hy vọng, các cơ quan chức năng trên địa bàn sớm vào cuộc tìm hiểu và chấn chỉnh, tránh tình trạng người qua đường bị gây phiền nhiễu, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
“Vòi bạch tuộc” của “cái bang” ngoại quốc
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những nhóm người ăn xin này dậy từ rất sớm, thậm chí tờ mờ sáng đã xôm tụ tại Bến xe Biên Hòa. Sau khi bàn bạc, họ chia nhau mỗi tốp tản đi một hướng đến các quán cà phê, các khu chợ, đoạn đèn xanh đèn đỏ đường giao nhau, quán nhậu, đền, miếu… trên địa bàn TP. Biên Hòa. Nếu xin được nhiều thì khoảng giữa buổi chiều, cả nhóm lại tập trung tại chỗ cũ để được phân chia chiến lợi phẩm. Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, đến 19h, họ lại được điều động đến các điểm tổ chức lễ hội, lô tô hoặc nơi vui chơi giải trí… và bắt đầu hành trình “khổ nhục kế” mới để móc tiền những người hảo tâm.
Theo Quốc Huy (Gia đình & Xã hội)