Theo nghiên cứu, ăn ngon miệng là nhờ các giác quan: khứu giác ngửi được mùi thơm, thị giác giúp nhìn thấy màu sắc thức ăn hấp dẫn, xúc giác giúp nhận biết thức ăn ấm nóng hoặc mát lạnh, vị giác giúp nhận biết vị của thức ăn chua, cay, mặn, ngọt...
Chính các giác quan đã kích thích nước bọt tiết ra để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. Nhưng ở người cao tuổi các giác quan đều bị lão hóa suy giảm chức năng: mắt không nhìn rõ, mũi ngửi kém, lưỡi nếm nhưng không nhận ra thức ăn ngon hay không, xúc giác không nhạy cảm nên ăn uống mất ngon.
Vì sao người cao tuổi luôn có cảm giác ăn không ngon?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi có cảm giác ăn không ngon. Muốn khắc phục tình trạng trên cần phải hiểu rõ nguyên nhân để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học đảm bảo dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ.
Khi về già, các cơ quan khứu giác, vị giác không còn nhạy cảm mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn nên các vị, mùi thức ăn không kích ứng vào các vị giác này, khiến người già không cảm nhận được sự ngon của món ăn như trước. Hơn nữa, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ. Không những vậy ở những người có răng giả hoặc răng yếu bị lung lay khi ăn nhai nuốt rất khó khăn, ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn. Vị giác bị suy giảm, lượng nước bọt, hoặc mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp, mất ngủ… khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn.
Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính do đó thường xuyên phải sử dụng thuốc. Trong đó có một số thuốc có tác dụng phụ khiến bị đầy hơi, không tiêu và có cảm giác ăn không ngon như: Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ, chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi… làm giảm thích thú trong ăn uống, thậm chí có người thường xuyên bỏ dở bữa ăn.
Chăm sóc dinh dưỡng cho tuổi già
Để khắc phục tình trạng này người cao tuổi cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ, ăn đa dạng, có chọn lọc và vừa đủ các loại thức ăn thuộc 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cố gắng ăn nhiều rau vì trong rau ngoài các yếu tố vi chất còn chứa nhiều chất xơ giúp cho tiêu hoá thức ăn tốt hơn phòng tránh táo bón. Các loại thịt trắng, sữa hoặc trứng cũng là những thực phẩm nên ưu tiên trong bữa ăn của người cao tuổi. Ngoài ra nên chọn thức ăn dễ nhai, dễ tiêu và nên nhai thật kỹ. Nên duy trì thói quen uống 1-2 ly sữa mỗi ngày, điều đó cũng rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi, nhất là với những người ăn kém hoặc cơ thể hay bị mệt mỏi.
Sử dụng nguồn nguyên liệu chính là protein đậu nành thay thế sữa bò, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cao năng lượng CaloSure là sự lựa chọn hoàn hảo. CaloSure đặc biệt phù hợp với những đối tượng không dung nạp được Lactose do đó không gây tiêu chảy. CaloSure được bổ sung FOS có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. FOS có tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột (kích thích vi khuẩn có lợi, kìm hãm vi khuẩn có hại), bảo vệ đường tiêu hóa giúp hạ Cholesterol máu. Do sử dụng chất béo thực vật, CaloSure không có Cholesterol giúp phòng tránh xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch và huyết áp. Lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ và cải thiện sức khỏe.
Cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, người cao tuổi nên tránh mọi tác nhân kích thích như: ruợu; hút thuốc lá, thuốc lào; chè đặc, cà phê... gây mất ngủ. Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng, ăn uống với một tâm lý thoải mái nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng là chiếc chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe tuổi già để những người cao tuổi mãi sống khỏe, sống vui, tận hưởng hạnh phúc bền lâu bên gia đình.