1001 điều bạn cần biết về CrossFire – công nghệ giúp chạy đa GPU của AMD
tienmanh90 > 03-17-2021, 04:14 AM
Tổng quan
CrossFire (hay CrossFireX), là tên gọi của công nghệ hỗ trợ đa GPU phát triển bởi ATi Technologies, nay là AMD. Công nghệ này cho phép tới 4 GPU được liên kết với nhau trong cùng 1 máy tính, giúp tăng khả năng xử lý đồ họa. Đối với các công nghệ liên quan trên laptop có card rời thì được gọi là AMD Hybrid Graphics.
AMD đã ngừng sử dụng tên gọi này vào năm 2017. Tuy nhiên, họ vẫn hỗ trợ công nghệ này cho các ứng dụng dùng DirectX 11.
Các thế hệ CrossFire
Thế hệ thứ 1
CrossFire lần đầu xuất hiện đại chúng vào 27/9/2005. Để dùng được nó, bạn cần phải có 1 mainboard tương thích cùng 2 card đồ họa Radeon sử dụng giao thức PCIe. Các mẫu Radeon x800, x850, x1800 and x1900 đều có 2 phiên bản: thường và Crossfire Edition. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 phiên bản là Crossfire Edition sẽ có tính năng “Master”. Tính năng này thực chất chỉ là việc thêm 5 con chip tổng hợp hình ảnh, giúp kết hợp đầu ra của cả 2 card. Để làm được, sau khi mua 1 chiếc card Crossfire Edition, bạn sẽ phải mua 1 chiếc card y hệt nhưng là thuộc bản thường. Card Master sẽ đi kèm đầu chuyển DVI-Y, với 1 đầu cắm vào cổng DVI trên cả 2 card. Đầu còn lại sẽ cắm vào màn hình.
Thế hệ này có khá nhiều hạn chế về mặt băng thông. Và những người dùng màn CRT muốn chơi game trên màn LCD cỡ lớn hay đơn giản là chỉ ở độ phân giải cao, sẽ gặp vấn đề.
>>> Xem thêm: mua máy tính dell t30
Thế hệ thứ 2 (Software CrossFire)
Khi sử dụng trên mainboard chipset “CrossFire Xpress 3200”, bạn sẽ không cần card master để chạy CF nữa (trừ X1900 series). Ở trên mainboard, 2 card sẽ giao tiếp với nhau thông qua bus PCI Express. Điều này khá giống với CF trên mẫu X1300, nhưng Xpress 3200 đã được thiết kế cho việc giao tiếp giữa 2 card với độ trễ thấp và băng thông cao. Tuy không cải thiện về hiệu năng, đây lại được coi là chiến thắng về Marketing của ATi.
Thế hệ 3 (CrossFireX)
Với sự ra mắt của mẫu X1950 Pro, ATi đã thiết kế lại toàn bộ cách thức kết nối CrossFire. Qua đó, họ đã loại bỏ được đầu chuyển DVI-Y và cấu hình 2 card Master/Slave. Thay cho nó là chuẩn kết nối hoàn toàn mới với tên gọi CFBI (CrossFire Bridge Interconnect). 2 card sẽ được kết nối với nhau thông qua 1 sợi cáp dẹt với 2 đầu gắn vào các điểm kết nối ở cạnh trên mỗi card. Từ đó loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng card Master, cho hiệu năng tăng tối đa. Nghe trông khá giống SLI phải không?
Thay đổi này đã được tận dụng tối đa khi CrossFireX ra đời. Và 1 điều thú vị nữa là ở dòng HD 3800 series, bạn có thể chạy CrossFire 2 card khác nhau với bộ điều khiển xung nhịp riêng. Qua đó, có thể loại bỏ hoàn toàn việc phải sử dụng 2 card giống hệt nhau.
Một bước tiến nữa trong cơ sở kết nối của CrossFire chính là việc đặt 2 GPU trên cùng 1 bo mạch. Điều này đã được hiện thực hóa vào đầu 2008 với chiếc HD3870 X2 và sau đó là HD4870 X2. Khi bạn lắp 2 chiếc vào cùng với nhau, bạn sẽ chỉ cần cắm 1 sợi cáp duy nhất.
Thế hệ thứ 4 (XDMA)
Kể từ mẫu R9 290 hay các mẫu sử dụng phiên bản mới hơn của GCN trở đi, bạn sẽ không cần cáp CrossFire nữa. Thay vào đó, chúng sẽ dùng công nghệ XDMA để mở 1 kênh kết nối trực tiếp giữa các card đồ họa với nhau. Và kết nối đó sẽ mở trực tiếp trên bus PCI Express. Chưa kể, băng thông của PCI Express 3.0 lớn hơn 17,5 lần so với sử dụng cầu kết nối, thì việc sử dụng các sợi cáp cầu kết nối là không cần thiết nữa.
Kiểu kết nối này đặc biệt lợi cho các công nghệ đòi hỏi băng thông cao như Eyefinity. Băng thông được mở bởi XDMA là hoàn toàn chủ động. Do đó, nó có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với tác vụ bạn đang làm.
>>> Xem thêm: mua hp dl380
So sánh giữa SLI và CrossFire
Việc so sánh giữa 2 công nghệ này đã là chủ đề tranh cãi suốt nhiều năm của fan 2 bên. Sau đây mình sẽ chỉ tổng hợp lại những điểm rõ rệt nhất
Giống nhau
Cả CF vs SLI đều có chung 1 điểm yếu đó là đều không cải thiện nhiều tới hiệu năng 3D. Trong 1 số trường hợp, chung còn gây tụt khung hình do việc coding của ứng dụng bạn đang dùng. Điểm yếu này là cố hữu trong các hệ thống sử dụng nhiều GPU. Và nó thường được thấy khi chạy 1 ứng dụng ở độ phân giải thấp. Và khi sử dụng CrossFire với phương pháp AFR, số khung hình thật có thể sẽ thấp hơn số khung hình hiện trong phần mềm benchmark. Tệ hơn, trong 1 số trường hợp, kết quả còn kém hơn so với khi chạy 1 card. Hiện tượng này gọi là micro stuttering và nó cũng xuất hiện cả trên SLI.
Ở thời xưa, cả CrossFire và SLI đều cần cầu kết nối. Và bạn còn cần thêm 1 bộ nguồn đủ khỏe để cấp nguồn cho tất cả card đang cắm trong máy.
Điểm mạnh so với SLI
CrossFire chỉ cần 2 card có GPU cùng 1 thế hệ là sử dụng được. Điều này cho phép người dùng có hầu bao hạn hẹp có thể mua 2 card khác nhau mà vẫn được hưởng lợi ích về hiệu năng. Tới các mẫu card mới hơn, thì chỉ 2 mẫu card cùng series mới có thể CrossFire với nhau. VD: 1 chiếc HD 5850 có thể chạy CrossFire được với HD 5870, nhưng không thể Crossfire được với HD 5770. SLI thì bắt buộc bạn phải có card cùng GPU, cùng NSX thì mới có thể dùng được.
Điểm yếu
Điểm yếu chí tử của CrossFire đó là nó chỉ hoạt động ở chế độ Fullscreen. Khi chạy ở chế độ Windowed/Borderless sẽ phải cần có sự hỗ trợ riêng biệt. Thêm nữa, ở thế hệ 1, bạn phải cần kết nối DVI-Y khá cồng kềnh do băng thông PCI Express thời đó không đáp ứng được việc chạy CrossFire.
Lời kết
CrossFire lẽ ra đã có thể là 1 công nghệ đột phá. Nhưng đáng tiếc thay, khi hiện nay không nhiều ứng dụng hỗ trợ, nó đang dần bị chìm vào quên lãng.
Các bạn có ai còn đang hay đã từng chạy CrossFire trong dàn máy của mình? Hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm ở phần comment phía dưới nhé.
>>> Xem thêm: máy server hp dl560