Theo các nghiên cứ khoa học, tỷ lệ trẻ em được sinh từ người mẹ bị nhiễm giang mai nếu không điều trị sẽ bị chết lưu, sinh non, nhẹ cân và tử vong khi vừa mới chào đời là chiếm khoảng 40%.
Trường hợp trẻ còn sống thì sẽ mắc giang mai bẩm sinh gây tổn thương đến nội tạng, biểu bì, thiếu máu nghiêm trọng, viêm cơ xương khớp, tim mạch, thần kinh trung ương… Điều nảy làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé và để lại di chứng đến hết cuộc đời còn lại.
Từ những tính chất nguy hiểm trên, cho thấy việc điều trị giang mai là vô cùng cần thiết. Nhưng liệu bệnh
giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Theo các chuyên gia Bệnh xã hội, nếu trẻ chưa xuất hiện các vấn đề tổn thương ở mắt, xương khớp, thần kinh hay nội tạng thì có thể chữa được bệnh giang mai bẩm sinh.
Nhưng thực tế, khi bác sĩ xác định được tình hình sức khỏe của mẹ thì cũng đã biết được bệnh giang mai bẩm sinh sẽ xảy ra khi nào. Có thể là khoảng 4 tuần trước khi sanh và bé cũng được khuyến khích điều trị cùng với mẹ. Đây được xem là phương pháp điều trị giang mai dự phòng mà nhiều bác sĩ khuyến cáo.
Nếu phụ nữ mang thai phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngăn chặn tối đa nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể còn tồn dư trong cơ thể, kể cả khi mẹ đã điều trị khỏi hẳn nên em bé khi sinh ra cần phải theo dõi chặt chẽ hơn.
Đối với trường hợp trẻ đã bị nhiễm giang mai bẩm sinh, khi cơ thể còn đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện. Hệ thống miễn dịch cũng như khả năng chịu đựng có giới hạn, nên thường bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn trong quy trình điều trị để đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả tối đa, tránh để xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể, gây nguy hiểm cho trẻ.
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh:
https://phongkhamdakhoaphuongdo.vn/giang-mai-bam-sinh-co-chua-duoc-khong.html