Hình ảnh tuyệt vời về dàn máy tính đầu tiên trên thế giới
Hệ thống mỗi giây có thể giải được 5000 phép tính cộng trừ, 340 phép tính nhân và trở thành một điều tuyệt vời ở thời ấy.
Qua gần ba năm nghiên cứu chế tạo, chiếc máy tính điện tử đầu tiên đã ra đời mang tên ENIAC tại trường đại học Pennsylvania vào năm 1946. Diện tích gian phòng đặt máy tính là 170m2, bên trong máy gồm 18.800 bóng điện tử, 70.000 điện trở, 10.000 tụ điện, 1.500 bộ rơ le, tổng trọng lượng máy nặng 30 tấn, lượng điện tiêu hao 170KW với giá thành 480.000 USD.
Hệ thống mỗi giây có thể giải được 5000 phép tính cộng trừ, 340 phép tính nhân. Tốc độ tính toán như vậy là một điều tuyệt vời ở thời ấy. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho loại máy tính điện tử hiện đại sau này.
1. Vào tháng 2/1946, hai nhà khoa học J. Presper Eckert và John Mauchly đã đưa ra giới thiệu chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Tổng đầu tư cho công trình này lên tới 450.000 USD vào thời đó.
2. Ngay sau đó, một cuộc họp báo đã diễn ra và công nhận đây là hệ thống tính toán điện tử tiên tiến nhất lúc bấy giờ. Trong Thế chiến II, quân đội Mỹ đã hỗ trợ tài chính cho dự án ENIAC với chi phí tương đương với 8 triệu USD ngày nay.
3. Hình ảnh một trong những dàn máy tính đầu tiên tại Liên Xô cũ, góp phần đẩy mạnh tốc độ tính toàn và thúc đẩy nhiều ngành công nghệ phát triển.
4. Hệ thống máy tính đầu tiên tại nước Úc do hội đồng khoa học và nghiên cứu công nghiệp phát triển.
5. Những hệ thống máy tính cổ điển có kích thước bằng cả một gian phòng rộng.
6. Dàn máy tính kết hợp do kiến trúc sư trưởng Intel, tiến sĩ Gene Amdahl xây dựng năm 1975.
7. Hình dưới là chiếc máy tính Apple đầu tiên được giới thiệu ra ngoài thị trường.
8. Đĩa cứng với kích thước khổng lồ, trông chẳng khác mấy những chiếc tuốc-bin.
9. Chiếc máy tính đầu tiên của IBM được giới thiệu vào năm 1952.