Hết khổ sở vì bệnh trĩ… sau sinh.
“Trước lúc sinh do uống viên sắt, ăn uống cũng kiêng nhiều nên mình đã bị bệnh trĩ nhưng còn nhẹ, không đau. Sau khi sinh, do quá trình vượt cạn khó khăn, ít vận động nên bệnh nặng hơn, đau đớn không chịu được, ngồi cũng đau mà đứng cũng đau. Lo lắng quá khiến mình mất sữa mấy tuần liền…”. Đó là tâm sự của chị Hương (Đồng Nai) nhưng có lẽ cũng là nỗi niềm chung của rất nhiều chị em phụ nữ khác. Vậy đâu là hướng giải quyết cho vấn đề này?
Rặn quá mạnh khi sinh…gây bệnh trĩ
Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm, trong thời kỳ mang thai, thai nhi tạo một lực ép lớn lên ổ bụng. Sự chèn ép dẫn đến cản trở lưu thông các mạch máu nên rất dễ gặp hiện tượng giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn hay còn gọi là trĩ. Phụ nữ khi mang thai đã mắc trĩ nếu sau sinh không biết giữ gìn sức khỏe thì bệnh dễ tiến triển nặng hơn. Một nguyên nhân quan trọng khác đó là: trong quá trình vượt cạn, việc rặn quá mạnh, tử cung mở to, tăng áp lực cho khoang chậu, gây tụ máu sưng phù tĩnh mạch phần hậu môn, khiến búi sa ra ngoài mà không co vào được. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh thường hay kiêng khem nhiều thứ: hạn chế uống nước (sợ loãng sữa), ít ăn rau, ngại vận động…nên thường xuyên bị táo bón. Mà táo bón là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh trĩ.
Đối mặt với bệnh để tìm giải pháp phù hợp
Bệnh trĩ sau sinh ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bà mẹ và em bé trong thời gian bú sữa. Việc điều trị là hết sức cần thiết tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng mức độ bệnh. Bệnh nhân có thể lựa chọn cách dùng thuốc uống, thuốc đặt tại chỗ hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên thuốc đặt có một trở ngại lớn đó là việc liên tục phải chạm vào chỗ đau, đồng thời phải lưu ý vệ sinh. Phẫu thuật trĩ hiện nay đã có nhiều tiến bộ, tuy vậy chỉ nên áp dụng trong các trường hợp nặng như trĩ độ 3, độ 4 vì nguy cơ tái phát là khá cao. Nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ như trĩ độ 1, độ 2 thì nên lựa chọn thuốc uống.
Lựa chọn loại thuốc phù hợp với mức độ bệnh
Tháng 4 vừa qua, tình cờ chị Hương biết đến hội thảo khoa học “Phương pháp mới điều trị bệnh trĩ” được tổ chức tại bệnh viện YHCT Hà Nội. Trong hội thảo, PGS-TS Lê Lương Đống, nguyên Phó giám đốc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trong kho tàng thuốc YHCT, bài thuốc Bổ trung ích khí từ ngàn xưa đã giúp phòng chống bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe, ngay cả ở phụ nữ vừa sinh đẻ, khí huyết kém đều có thể sử dụng”. Hiện nay áp dụng công nghệ hiện đại, bài thuốc đã được chuyển giao thành dạng viên nang hiện đại thay cho dạng thuốc sắc truyền thống có tên thị trường là Thăng trĩ Nam dược. Hẹn gặp và nhờ các chuyên gia tư vấn, chị quyết định dùng thử
sản phẩm này thì thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt, không còn hiện tượng chảy máu đau rát. Giờ chị đã có thể yên tâm ngồi cho con bú đến lúc bé lăn ra ngủ ngon lành chứ không nhấp nhổm như trước nữa. Tuy vậy chị Huơng cũng không chủ quan trong công tác phòng bệnh. Gọi điện tới số điện thoại tư vấn về bệnh trĩ 043.995.3901, chị được biết thêm rất nhiều kiến thức hữu ích để phòng tránh căn bệnh này. Các cụ xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bênh”, trong thực đơn hàng ngày của chị giờ đây bổ sung thêm mấy món nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, diếp cá…Chị vui mừng tạm biệt táo bón, đồng thời thở phào nhẹ nhõm tránh xa căn bệnh trĩ đáng sợ.